Kinh dị ký sinh trùng khiến ong vò vẽ tự đào hố chôn mình

Không chỉ đơn giản là chiếm cơ thể, biến vật chủ thành xác sống hay kiểm soát cơ thể và để lại bộ não của vật chủ còn nguyên vẹn, ký sinh trùng ruồi Conopid ăn sống vật chủ từ bên trong, buộc vật chủ phải hạ cánh và đào hố chôn chính mình.

Ngoài việc mất môi trường sống và bị phơi nhiễm thuốc trừ sâu, những con ong còn phải đối mặt với áp lực gia tăng từ những ký sinh trùng ruồi Conopid.

Nghe có vẻ như giống như một bộ phim kinh dị về việc chiếm xác vật chủ thế nhưng sự thật còn tàn ác hơn nhiều. Ấu trùng ruồi Conopid được phân loại như một loại ký sinh trùng và loài ký sinh trùng này không chỉ sống dựa vào vật chủ mà còn giết chết vật chủ theo cách khủng khiếp và đáng sợ nhất.

Không chỉ đơn giản là chiếm cơ thể, biến vật chủ thành xác sống hay kiểm soát cơ thể và để lại bộ não của vật chủ còn nguyên vẹn, những con ruồi Conopid ăn sống vật chủ từ bên trong trước khi buộc vật chủ phải hạ cánh trên mặt đất và đào hố chôn chính mình.

Kinh dị ký sinh trùng khiến ong vò vẽ tự đào hố chôn mình
Ấu trùng ruồi Conopid không chỉ sống dựa vào vật chủ mà còn giết chết vật chủ theo cách khủng khiếp và đáng sợ nhất. (Ảnh minh họa)

Theo nghiên cứu khoa học, ruồi Conopid có cách lây nhiễm rất đặc biệt. Những con ruồi cái trưởng thành sẽ nằm chờ trong những bông hoa có khả năng thu hút côn trùng, đặc biệt là ong đến lấy phấn.

Khi một con ong bay đến ở khoảng cách đủ gần, ruồi cái Conopid sẽ đánh lén đối thủ ngay giữa không trung. Nhìn thì rất nhanh nhưng những động tác của ruồi Conopid vô cùng cẩn thận. Khi vừa chạm vào cơ thể của những con ong, ruồi cái Conopid sẽ ập tới phần bụng của con ong nạn nhân, kích thích phần bụng của con ong mở ra và đẻ một quả trứng vào đó.

Đạt được mục đích, con ruồi cái Conopid bay đi, để lại con ong nạn nhân vẫn không hề biết rằng mình bị nhiễm ký sinh trùng và chỉ còn sống được vài ngày nữa.

Phải mất hai ngày để trứng ruồi Conopid nở thành ấu trùng. Khi đã nở thành ấu trùng, ruồi Conopid bắt đầu ăn máu thịt của con ong vật chủ. Tiếp đó, theo thời gian trưởng thành, ấu trùng bắt đầu ăn mô ruột của vật chủ. Theo nghĩa đen, nó ăn sống từng phần nội tạng của con ong vật chủ, trong khi con ong vẫn còn sống và chịu đựng điều cực kỳ đau đớn đó.

Sau khoảng 10 ngày, ấu trùng Conopid điều khiển con ong vật chủ rơi xuống đất, bắt vật chủ tự đào một cái lỗ nhỏ trên mặt đất sau đó bò vào đó và giết chết vật chủ.

Hiện các nhà khoa học không rõ làm thế nào mà ký sinh trùng ruồi Conopid có thể khiến những con ong phải tự đào hố chôn mình thế nhưng theo một lý thuyết, có thể thủ đoạn của ký sinh trùng ruồi Conopid là khiến con ong vật chủ nghĩ mình là ong chúa, sẵn sàng ngủ đông.

Kinh dị ký sinh trùng khiến ong vò vẽ tự đào hố chôn mình
Ruồi Conopid không chỉ ăn sống và điều khiển vật chủ, nó còn ảnh hưởng triệt để đến hành vi của vật chủ. (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, khiến cho vật chủ chết vẫn chưa hài lòng, trong sự bảo vệ ấm cúng và an toàn của cơ thể nạn nhân đã bị chôn vùi, ấu trùng ruồi Conopid yên tâm phát triển thành một con nhộng. Sau một thời gian, nó trở thành ruồi Conopid trưởng thành và tự thoát ra khỏi ngôi mộ nông, sẵn sàng kiếm ăn và bắt đầu một chu kỳ lây nhiễm cho những con ong khác.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, ruồi Conopid không chỉ ăn sống và điều khiển vật chủ, nó còn ảnh hưởng triệt để đến hành vi của vật chủ, khiến những loài côn trùng bị nhiễm có xu hướng dành ít thời gian cho tổ của mình và dành nhiều thời gian để kiếm ăn hơn.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra điều đặc biệt, đó là những con ong bị nhiễm ký sinh có thể không quay lại tổ. Đây có thể là do sự căng thẳng về thể chất - ong cư xử lạ lùng khi bị ăn mòn từ bên trong. Cũng có thể là do cơ chế phòng về của ấu trùng ruồi Conopid.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật chưa từng biết đến về dế mèn

Những sự thật chưa từng biết đến về dế mèn

Ông nào đã đọc qua "Dế mèn phiêu lưu ký" thì chắc cũng biết đến tôi rồi. Không chỉ đi vào văn học thi ca, tôi còn xuất hiện trên bản đồ ẩm thực của thế giới nữa kìa.

Đăng ngày: 06/11/2018
Xem cảnh gián

Xem cảnh gián "sút karate" vào mặt ong để không bị biến thành phận "zombie"

Gián, nếu như bỏ đi sức sinh tồn mãnh liệt và khả năng sinh sản vô đối, thì xét cho cùng cũng chỉ là một con bọ yếu đuối.

Đăng ngày: 02/11/2018
Loài hoa lan 15 năm mới nở một lần, 136 triệu đồng/cây

Loài hoa lan 15 năm mới nở một lần, 136 triệu đồng/cây

Bởi vì đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nên để có thể sở hữu loài hoa quý hiếm này người ta phải bỏ ra từ 5.000$ trở lên cho một nhánh của nó.

Đăng ngày: 31/10/2018
Trung Quốc nghiên cứu thành công “lúa biển”, có khả năng nuôi 80 triệu người

Trung Quốc nghiên cứu thành công “lúa biển”, có khả năng nuôi 80 triệu người

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã thu hoạch giống “lúa biển” chịu kiềm được trồng tại tỉnh Sơn Đông.

Đăng ngày: 31/10/2018
Hoa xác thối sắp nở tại Mỹ

Hoa xác thối sắp nở tại Mỹ

Theo Đài WTHR, một bông hoa xác thối (Morphophallus titanum, ảnh) sắp nở tại nhà kính thuộc Đại học Dartmouth ở bang New Hampshire, Mỹ.

Đăng ngày: 31/10/2018
Người dân săn được tổ ong “khủng” 10 tầng ở biên giới Nghệ An - Lào

Người dân săn được tổ ong “khủng” 10 tầng ở biên giới Nghệ An - Lào

Những ngày cuối tháng 10, người dân đi săn ong ở xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn đã săn được một tổ ong khủng, nặng hơn 20kg.

Đăng ngày: 30/10/2018
Sự thật ít ai ngờ về cây cần tây: Bổ dưỡng nhưng lại là loài hoa... tang tóc xưa kia

Sự thật ít ai ngờ về cây cần tây: Bổ dưỡng nhưng lại là loài hoa... tang tóc xưa kia

Bạn có thích ăn rau cần tây (celery) không? Công bằng mà nói thì đây là một loại rau không quá ngon, nhưng rất bổ dưỡng với nhiều công dụng khác nhau.

Đăng ngày: 29/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News