Kinh hoàng 'cá mặt quỷ' ở Anh
Với bộ răng nhọn hoắt và sắc như dao, một loài cá có bộ mặt dữ dằn là cá đầu rắn (snakehead fish, mà có người còn gọi là "cá mặt quỷ", là một trong những họ hàng của cá quả) – đã từng gây kinh hoàng những vùng nước ấm ở Đông Nam Á.
Chính vì vậy, một người câu cá trên một con sông thuộc hạt Lincolnshire (Anh) đã hoảng hồn khi giật được một con cá đầu rắn dài 2 fit (khoảng 65 cm).
"Cá mặt quỷ", cơn ác mộng đối với môi trường và việc bảo vệ thiên nhiên. Ảnh: AP
Trong khi dùng mồi sống để câu cá trích cơm tại sông Witham, gần Bắc Hyleham, ông Andrew Alder đã câu được một con cá lạ, mà ông ta nghĩ là cá chó (pike), dài tới 0,65m. Song không chắc lắm, ông chụp ảnh và gửi cho các chuyên gia ngư loại học. Họ trả lời con cá ông câu được là một con cá cực kỳ dữ, chuyên ăn thịt những con cá khác, gọi là cá đầu rắn (một trong những chi của loài cá quả). Họ còn cho biết, con cá này rất có hại đối với ếch nhái và nhiều loài cá nuôi, nằm trong danh sách tuyệt đối cấm nhập vào nước Anh. Hiện người ta đã biến con cá này thành tiêu bản để trưng bày.
Miệng cá đầu rắn đầy răng nhọn và trông rất đáng sợ. Người ta cho rằng nó được môt người nuôi cá cảnh bí mật đưa từ nước ngoài về và đến khi thấy nó gây quá nhiều phiền phức cho bể cá của chính mình nên ông ta đã mang thả ra sông. Các nhà sinh thái học cho rằng, dù chỉ có một loài cá lạ xuất hiện dưới mặt nước trên lãnh thổ nước Anh thì cũng là một cơn ác mộng đối với môi trường và việc bảo vệ thiên nhiên.
Giống cá đầu rắn khổng lồ này hoàn toàn có thể gây ra sự xáo trộn trong quần thể cá bản địa và môi trường, điều đã từng xảy ra ở nước Mỹ vào năm 2002.
Một đội ngũ những người bắn tỉa của Anh, trang bị những khẩu súng trường có độ chính xác cao đã được huy động để theo dõi và tiêu diệt bất cứ con cá đầu rắn nào rạch lên bờ trên một vùng rộng lớn mà loài cá dữ này có thể sinh sôi.
Người phát ngôn của Cục Môi trường cho hay: “Loài cá đầu rắn khổng lồ không phải là cá bản địa của Anh và chắc chắn độ lạnh của các thủy vực nước Anh sẽ không cho phép chúng sống sót trong một thời gian dài”.
"Tuy nhiên chúng có thể vẫn gây hại đến mặt nước và các loài cá khác, nên chúng tôi lưu ý mọi người rằng trong bất cứ trường hợp nào thả chúng vào thiên nhiên đều là phạm luật”.
Thật may mắn, ông Alder đã phát hiện ra một mối nguy hiểm tiềm tàng mà con cá đầu rắn có thể gây ra, và may mắn hơn nữa, không vì sợ hãi mà ông ta vứt lại nó xuống sông (tuy rất có thể là do lạnh, nó không thích nghi được và sẽ chết).
"Cá mặt quỷ" khác thường |

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
