Kinh hoàng cảnh tượng sên ăn tươi nuốt sống chim non

Hóa ra lũ sên không chỉ ăn cây cối, thực vật, thứ chúng định ăn còn kinh khủng hơn thế.

Dành cho những ai chưa biết, thì sên là ốc sên nhưng không có vỏ ốc bên trên. Và về cơ bản, cả hai đều được đánh giá là loài gây hại, có khả năng tàn phá cây cối một cách nghiêm trọng.

Tuy nhiên, lũ sên tham ăn này không chỉ ăn thực vật, khi mới đây, các chuyên gia đã được chứng kiến một cảnh tượng... kinh hoàng: Một con sên khổng lồ đang ăn tươi nuốt sống những chú chim mới nở.

Hỡi ôi! Những chú chim non còn chưa mở được mắt, chưa từng một ngày biết đến cảm giác được bay nhảy, nay bị ăn một cách đầy tàn nhẫn. Mà giả dụ, chúng bị ăn bởi các loài săn mồi đã đành, đằng này, lại là do một loài vật... nhầy nhụa và gớm ghiếc nuốt trọn.

Kinh hoàng cảnh tượng sên ăn tươi nuốt sống chim non
Một con sên khổng lồ đang ăn tươi nuốt sống những chú chim mới nở.

Theo Katarzyna Turzanska - nhà nghiên cứu thuộc ĐH Wroclaw (Ba Lan): "Đây là một cảnh tượng rất khó quan sát. Thường chúng ta sẽ được chứng kiến "bi kịch" như sau: những chú chim bị thương rất nặng, toàn thân bao phủ bởi nhớt dãi, còn xung quanh là những con sên bò lổm ngổm".

Turzanska cùng đồng nghiệp cũng chỉ quan sát được cảnh tượng giống như vậy khi đang nghiên cứu loài chim cổ trắng. Họ nhận thấy một con sên khổng lồ thuộc chi Arion đang bò quanh một tổ chim mới nở. Ngày hôm sau, con sên đi mất, để lại một cảnh tượng tang thương.

Họ thực sự rất ngạc nhiên: "Chúng tôi không thể tin nổi rằng con sên thực sự đã giết lũ chim. Chúng tôi đã thảo luận cùng rất nhiều nhà sinh vật học, nhưng chưa một ai từng chứng kiến cảnh sên có tập tính săn chim chóc như vậy".

Thực ra cảnh tượng này không hiếm. Những ngày tiếp theo, nhóm nghiên cứu phát hiện ra nhiều báo cáo cho thấy hành vi này ở sên. Hầu hết đều xảy ra tại châu Âu và đối với những loài chim làm tổ gần với mặt đất.

Nhưng đối với nhiều người, đây vẫn là một hành vi thực sự gây shock, vì trước kia chỉ có chim tấn công sên chứ ít ai nhìn thấy điều ngược lại.

Quá trình tấn công "kinh dị"

Con gì kén ăn thì tin, chứ dứt khoát không phải lũ sên. Chúng ăn tất cả mọi thứ - từ lá cây đến xác động thực vật đang phân huỷ, thậm chí ăn cả phân. Một số loài còn ăn lẫn nhau nữa.

Và cái cách chúng tấn công thì thực sự đáng sợ. Theo Turzanska, sên có thể cảm nhận được mùi nên nhiều khả năng chúng đánh hơi được tổ chim. Cô mô tả: "Không rõ có phải sên bắt đầu xuất hiện tập tính này, hay chỉ tình cờ rơi trúng tổ chim. Nhưng sau khi phát hiện ra những con chim non, chúng bắt đầu vồ lấy, sử dụng những cái răng siêu nhỏ cùng dịch nhầy để tấn công. Những chú chim non chỉ còn biết cam chịu bị ăn tươi nuốt sống mà chẳng thể làm gì được".

Kinh hoàng cảnh tượng sên ăn tươi nuốt sống chim non
Con gì kén ăn thì tin, chứ dứt khoát không phải lũ sên.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây còn nằm ở việc chim bố mẹ không hề bảo vệ con non, dù nếu như loài vật khác tấn công thì chúng có thể liều chết. Các chuyên gia cho biết nguyên nhân có thể do hiện tượng này không thường xuyên xảy ra, nên loài chim chưa tiến hoá đủ để phản ứng.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng chưa rõ loài sên nào có hành vi này. Nghi phạm được khoanh vùng ở 3 loài: sên đỏ (Arion rufus), sên đen (Arion ater), và sên Tây Ban Nha (Arion vulgaris). Trong đó, sên Tây Ban Nha là đáng nghi hơn cả, vì chúng là loài hung hăng nhất, từng ngự trị khắp châu Âu, đe doạ thảm thực vật tại đây.

Kinh hoàng cảnh tượng sên ăn tươi nuốt sống chim non
Sên ăn thịt chim non - bạn tin không?

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News