Kinh hoàng loài ong ký sinh kiểm soát và gặm nhấm cơ thể vật chủ

Lời giải đáp cho cơ chế điều khiển và cách xâm nhập của loài ong ký sinh này vẫn chưa được làm rõ.

Một loài ong ký sinh mới vừa được các nhà khoa học phát hiện có khả năng sống ngay trong đầu của vật chủ. Không chỉ có vẻ khủng khiếp mà việc này còn có phần kỳ quặc nữa, khi mà côn trùng vật chủ của nó cũng là một... loài ong ký sinh.

Mối liên kết kỳ lạ này xuất phát từ Nga với loài ong mật Bassettia pallida, vốn có thói quen hút chất dinh dưỡng và sống trên cây sồi, đẻ trứng ở dưới lớp vỏ cây. Các con ấu trùng ban đầu sẽ dần ăn vỏ cây tạo thành các hốc rỗng, sau đó chúng sẽ dần phát triển cho tới khi có thể ra ngoài ở bộ dạng trưởng thành.

Kinh hoàng loài ong ký sinh kiểm soát và gặm nhấm cơ thể vật chủ
Loài ong kí sinh mới này có khả năng sống ngay trong đầu của vật chủ.

Tuy nhiên, chính loài ong ký sinh này lại nhận kết cục "gậy ông đập lưng ông" khi các chuyên gia tình cờ phát hiện một vài dấu hiệu bất thường khi thấy có những con ong như thể mắc kẹt, chỉ ló được phần đầu qua cái lỗ mà chúng dùng để chui ra ngoài khi trưởng thành. Hóa ra là có một loài ấu trùng khác ẩn mình trong phần bụng và ngực của con ong này, với tên khoa học Euredus.

Loài ký sinh thứ 2 này không chỉ dùng ong vật chủ làm nơi khai thác chất dinh dưỡng mà còn tận dụng làm một lối thoát cho bản thân. Có vẻ như chúng điều khiển vật chủ nghe theo mình ngay từ khi ở giai đoạn phát triển sớm, để khi vật chủ dần tìm cách đào lỗ ra khi trưởng thành thì chỉ cho phép vừa đủ độ lớn để thò đầu ra mà thôi. Sau đó, loài ký sinh kia sẽ dần di chuyển ngược lên theo cơ thể, cuối cùng là "bật" ra khỏi đỉnh đầu của vật chủ.

Kinh hoàng loài ong ký sinh kiểm soát và gặm nhấm cơ thể vật chủ
Loài Euredus này thuộc dạng kiểm soát vật chủ cấp độ 2, có nghĩa là ký sinh vào một loài ký sinh khác.

Xét về cách mà chúng đột nhập được vào bên trong cơ thể những con ong làm vật chủ xấu số vẫn còn là một dấu hỏi, vì các nhà khoa học cho biết họ không nhận thấy quá trình còn trong trứng ban đầu của loài ký sinh thứ 2 kia, nhưng kết cục mà nó mang lại thì đã khá rõ.

Giới khoa học cũng đánh giá loài Euredus này thuộc dạng kiểm soát vật chủ cấp độ 2, có nghĩa là ký sinh vào một loài ký sinh khác. Cơ chế điều khiển vẫn chưa được làm rõ, nhưng có lẽ đó là khả năng tiết ra một loại chất hay hormone nào đó ảnh hưởng đến vật chủ để bắt đầu tự đào ra khỏi hốc vỏ cây và dừng lại vừa lúc chỉ đủ ló đầu ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Loại độc tố trong quả vải giết hơn 100 trẻ em Ấn Độ mỗi năm

Loại độc tố trong quả vải giết hơn 100 trẻ em Ấn Độ mỗi năm

Các nhà khoa học Mỹ và Ấn Độ phát hiện căn bệnh bí ẩn giết chết hơn 100 trẻ em mỗi năm ở miền bắc Ấn Độ do ăn vải khi đói gây ra.

Đăng ngày: 02/02/2017
Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết

Cây quất là loài cây cảnh được ưa chuộng trong dịp Tết. Ở miền Nam, cây quất còn được gọi là cây tắc, ở Tây Nam bộ được gọi là hạnh.

Đăng ngày: 19/01/2017
Tìm hiểu ngay hiện tượng lạ chỉ xuất hiện ở 1 vài loại quả

Tìm hiểu ngay hiện tượng lạ chỉ xuất hiện ở 1 vài loại quả

Hiện tượng đột biến này hóa ra đã từng xuất hiện ở không ít loại thực vật. Bạn chưa tin ư, cứ xem những bức ảnh dưới đây là rõ ngay!

Đăng ngày: 18/01/2017
Sinh vật mới được đặt tên theo Donald Trump vì một lý do chẳng ai ngờ tới

Sinh vật mới được đặt tên theo Donald Trump vì một lý do chẳng ai ngờ tới

Cái tên của vị tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 đã được lựa chọn theo cái cách thực sự không ai nghĩ đến.

Đăng ngày: 18/01/2017
Nấm ảo giác tác động đến cơ thể bạn như thế nào?

Nấm ảo giác tác động đến cơ thể bạn như thế nào?

Tuy nấm ảo giác là một mặt hàng bất hợp pháp, nhưng một số nghiên cứu đã chứng minh các thành phần trong nó có nhiều lợi ích như giúp giảm bớt lo âu và trầm cảm.

Đăng ngày: 16/01/2017
Vi khuẩn hóa ra cũng biết nói chuyện

Vi khuẩn hóa ra cũng biết nói chuyện

Năm 2016, chúng ta đã có đủ mối lo về vi khuẩn, khi loại khuẩn có khả năng kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh hiện nay đã xuất hiện và giết chết một người phụ nữ tại Mỹ.

Đăng ngày: 16/01/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News