Kinh ngạc cá heo nhận nuôi cá voi

Lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận trường hợp một con cá heo mũi chai nhận nuôi một con cá voi đầu dưa và chăm sóc cẩn thận như con đẻ của mình.

Trường hợp này được các nhà khoa học của Groupe d'Etude des Mammiferes Marins de Polynésie (nhóm chuyên nghiên cứu về động vật biển có vú) phát hiện vào năm 2014. Khi đó họ nhận thấy một con cá voi đầu dưa luôn bơi sát bên cạnh hai mẹ con cá heo mũi chai ngoài khơi biển Polynesia thuộc Pháp. Tuy rất ngạc nhiên nhưng họ chưa khẳng định về hành động kỳ lạ này.

Sau hơn 3 năm quan sát, nhóm nhà khoa học công bố nghiên cứu này trên tạp chí Ethology, khẳng định đây là trường hợp đầu tiên cá heo nhận nuôi cá voi được ghi nhận.

Kinh ngạc cá heo nhận nuôi cá voi
Cá heo chỉ sinh và nuôi một con mỗi lần - (Ảnh: AFP/Getty).

Trưởng nhóm Groupe d'Etude des Mammiferes Marins de Polynésie - Pamela Carzon cho biết, cả trung tâm nghiên cứu rất đỗi vui mừng, kinh ngạc và theo dõi ba mẹ con cá heo từng ngày trong cả ba năm qua.

Việc nhận nuôi bắt đầu khi cá voi đầu dưa được hơn một năm tuổi, sau khi mẹ của nó "biến mất không rõ nguyên nhân".

"Đây là điều hết sức hiếm hoi. Bởi cá heo mẹ thường chỉ sinh và nuôi một con cá heo con mỗi lần. Cho đến khi nhận ra một trong hai con cá con là cá voi đầu dưa, chúng tôi càng thêm kinh ngạc", Pamela Carzon chia sẻ.

Các nhà khoa học nhận thấy cá voi đầu dưa rất hiếm khi rời khỏi mẹ nuôi của mình. Nó có những hành động cạnh tranh tình yêu của mẹ với con còn lại và bắt đầu cư xử giống như cá heo thực sự.

Nó cũng thường xuyên giao lưu với những con cá heo con khác và cùng chúng bơi vọt lên trên sóng.

Tuy không khẳng định chắc chắn nhưng các nhà khoa học cho rằng "sự thiếu kinh nghiệm và tính cách" của con cá heo mẹ có thể khiến nó nhận con nuôi khác loài. Nói cách khác, bản năng làm mẹ có thể là lý do chính để cá heo nhận nuôi một con cá voi con. Bên cạnh đó, sự kiên trì của cá heo mẹ trong việc chăm sóc cá voi con cũng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của mối quan hệ này.

"Rất khó để khẳng định lý do thực sự, vì chúng ta không có nghiên cứu rõ ràng về cách cá voi đầu dưa con sinh ra và bị tách khỏi mẹ đẻ của nó như thế nào. Có thể mẹ cá voi đã chết hoặc chuyển sang một hình thái xã hội khác", Mitch Carzon, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.

Sau hơn 3 năm, cá voi đầu dưa trưởng thành đã tách khỏi mẹ nuôi, giống như phần lớn cá heo con khác.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận trường hợp một con cá heo mũi chai nhận nuôi một con cá voi đầu dưa và chăm sóc cẩn thận giống như con đẻ của mình. Trước đó vào năm 2006, giới khoa học từng ghi nhận trường hợp khỉ capuchin (khỉ mũ, khỉ thầy tu) nhận nuôi một con khỉ đuôi sóc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đây loài sứa cực nguy hiểm, đến tinh trùng của nó cũng có tên cực kinh dị

Đây loài sứa cực nguy hiểm, đến tinh trùng của nó cũng có tên cực kinh dị

Loài sứa này giết chết đến 100 người mỗi năm, và giờ đến tinh trùng của nó cũng đáng sợ luôn.

Đăng ngày: 01/08/2019
Đây là lý do vì sao bạch tuộc được công nhận là sinh vật quái dị nhất hành tinh

Đây là lý do vì sao bạch tuộc được công nhận là sinh vật quái dị nhất hành tinh

Bạch tuộc nhìn qua thì quả là quái dị: 8 chân, 3 tim, máu màu xanh... Nhưng tất cả vẫn chưa phải yếu tố khiến chúng trở thành loài quái dị nhất đâu.

Đăng ngày: 31/07/2019
Trôi vào miệng cá voi, sư tử biển thoát chết trong gang tấc

Trôi vào miệng cá voi, sư tử biển thoát chết trong gang tấc

Phản ứng mau lẹ đã cứu con sư tử biển một mạng khi nó không may bị nước cuốn vào miệng cá voi lưng gù kiếm ăn ngoài khơi California.

Đăng ngày: 30/07/2019
Nước ấm lên, biển ngoài khơi California hóa

Nước ấm lên, biển ngoài khơi California hóa "công viên cá mập trắng"

Một nhóm cá mập trắng lớn đã tới cư trú dọc theo bờ biển miền Trung California, làm say mê những người đi biển, cư dân, các phương tiện truyền thông địa phương và các nhà khoa học.

Đăng ngày: 27/07/2019
Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Đăng ngày: 27/07/2019
Sâu biển dài 70cm nuốt chửng cá sòng trong bể thủy cung

Sâu biển dài 70cm nuốt chửng cá sòng trong bể thủy cung

Con sâu biển nhăn nheo chỉ mất vài phút để nuốt chửng xác cá sòng rơi xuống đáy bể thủy cung ở Nagoya, Nhật Bản.

Đăng ngày: 26/07/2019
Cá mập tí hon có khả năng tự phát sáng hút con mồi

Cá mập tí hon có khả năng tự phát sáng hút con mồi

Loài cá mập thường rình mò và đánh hơi con mồi trước khi chúng tấn công. Nhưng tất cả những gì loài cá mập mới được phát hiện này cần làm là phát sáng trong bóng tối, và con mồi sẽ tự đến với chúng.

Đăng ngày: 23/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News