Kinh ngạc hài cốt sinh vật lạ có chân người và cánh tay vượn

Bộ hài cốt hóa thạch của sinh vật 11,62 triệu năm tuổi được các nhà nghiên cứu Đức mô tả là giống như một con vượn và một con người trong một.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi nhà cổ sinh vật học Madelaine Böhme từ Đại học Tübingen Eberhard Karls (Đức) đã "trình làng" bộ hài cốt đáng kinh ngạc của sinh vật được họ đặt tên là Danuvius guggenmosi, theo tên thần sông Danuvius của người Celtic – La Mã và Sigulf Guggenmos, người đã phát hiện vị trí mà hóa thạch được khai quật.

Kinh ngạc hài cốt sinh vật lạ có chân người và cánh tay vượn
Các phần hài cốt lạ lùng đã đưa các nhà khoa học đến một khám phá đầy ngạc nhiên - (ảnh: Christoph Jäckle).

Hóa thạch được bảo tồn hoàn toàn nguyên vẹn, bao gồm phần xương chân và tay, những thứ hé lộ cấu trúc giải phẫu đặc biệt của sinh vật này, nhất là phần xương chân giống của con người.

Các nhà khoa học đã vẽ nên bức tranh của một sinh vật có đôi chân giống người để chạy và đôi tay mạnh mẽ của vượn để chuyền cành, giúp chúng thoát khỏi những kẻ săn mồi to lớn thuộc dòng họ mèo cổ đại, ví dụ như tổ tiên của loài cọp, sư tử… ngày nay. Cách thức di chuyển phổ biến nhất của nó là vừa dùng tay để chuyền, vừa dùng chân để đi bộ, đứng trên các cành cây hay các bó dây leo. Cách di chuyển này không hoàn toàn giống người và cũng không hoàn toàn giống vượn.

Kinh ngạc hài cốt sinh vật lạ có chân người và cánh tay vượn
Các nhà khoa học đang thao tác trên các mẫu vật - (ảnh: Christoph Jäckle).

Sinh vật đặc biệt này đã làm sáng tỏ hơn cách mà con người đã tiến hóa từ những con vượn cổ đại, bởi vì chính sự tiến hóa của đôi chân đã giúp giải phóng đôi tay, từ đó đôi tay mới tiến hóa thành khéo léo để sử dụng công cụ.

Dù được mô tả là "như một con vượn và một con người trong một", nhưng bản chất chính của Danuvius guggenmosi vẫn là một con vượn. Nó chưa đủ chuẩn để bước vào hàng ngũ Homo – tức chi Người, được cho là có niên đại hơn 4 triệu năm.

Sinh vật mới tìm thấy cũng là mảnh ghép còn thiếu mà các nhà cổ sinh vật học tìm kiếm để bổ sung vào hồ sơ tiến hóa của tổ tiên loài người. Từ năm 1970, nhiều hóa thạch vượn cổ đại có niên đại 5-13,5 triệu năm đã được khai quật tại Châu Âu và Châu Phi, nhưng không có hóa thạch nào được bảo tồn hoàn toàn nguyên vẹn xương tay chân.

Nhà nghiên cứu Böhme cho biết họ đang tiếp tục tìm kiếm các mẫu vật khác của loài sinh vật này, và tin rằng tất cả sẽ đưa họ đến nhiều khám phá ngoạn mục.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện bẫy voi ma mút 15.000 năm tuổi ở Mexico

Phát hiện bẫy voi ma mút 15.000 năm tuổi ở Mexico

Những nhà khảo cổ học tại Mexico cho biết họ vừa phát hiện hai hố lớn được người tiền sử đào từ 15.000 năm trước để bẫy voi ma mút.

Đăng ngày: 08/11/2019
Phát hiện bức tường cổ bí ẩn dài hơn 100km ở Iran

Phát hiện bức tường cổ bí ẩn dài hơn 100km ở Iran

Ai là những người đã xây bức tường cực dài này? Làm thế nào để xây nó và nó có mục đích gì? Đó là những câu hỏi đang khiến các nhà khảo cổ học đau đầu.

Đăng ngày: 07/11/2019
Nhẫn vàng đính thạch anh tím 1.600 năm tuổi

Nhẫn vàng đính thạch anh tím 1.600 năm tuổi

Thợ dò kim loại phát hiện chiếc nhẫn thời La Mã tại cánh đồng của một nông dân ở Broxted, hạt Essex.

Đăng ngày: 07/11/2019
Xác ướp mèo nghìn năm có 5 chân và 3 đuôi

Xác ướp mèo nghìn năm có 5 chân và 3 đuôi

Kết quả chụp 3D hé lộ xác ướp 2.500 năm tuổi có thể được ghép từ các bộ phận của nhiều con mèo khác nhau.

Đăng ngày: 06/11/2019
Dấu vết cá mập

Dấu vết cá mập "quái thú" 2,5 triệu tuổi xuất hiện… giữa thành phố

Trong một hố chìm tự nhiên nằm ngay giữa thủ phủ của bang Yucatan – Mexico, các nhà khoa học đã phát hiện dấu vết của megalodon, loài quái thú lớn gấp nhièu lần cá mập thông thường.

Đăng ngày: 05/11/2019
Dấu vết vòng cổ bằng vuốt đại bàng 40.000 năm tuổi

Dấu vết vòng cổ bằng vuốt đại bàng 40.000 năm tuổi

Người Neanderthal có thể từng cắt ngón chân của đại bàng hoàng đế Tây Ban Nha, loài vật nay thuộc nhóm nguy cấp, để lấy móng vuốt làm vòng cổ.

Đăng ngày: 05/11/2019
Phát hiện vòng tròn đá 4.500 năm tuổi trong rừng

Phát hiện vòng tròn đá 4.500 năm tuổi trong rừng

Công trình cổ với đường kính 25 m ẩn dưới những tán cây được phát hiện nhờ công nghệ quét laser từ trên cao.

Đăng ngày: 04/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News