Kinh ngạc trước những sinh vật kỳ lạ sống dưới nơi sâu nhất của Nam Cực
Nam Cực hiện có khoảng 1.000 nhà khoa học nghiên cứu để tìm hiểu thêm về tác động của biến đổi khí hậu và lịch sử Trái đất.
Mới đây, trong một dự án tập trung vào động vật biển và khám phá hệ sinh thái biển xung quanh Nam Cực, các nhà khoa học đã có phát hiện bất ngờ.
Vốn vẫn chưa được khám phá trong hàng triệu năm, một nghiên cứu mới đã được thực hiện ở Nam Cực với tàu nghiên cứu của New Zealand.
Những sinh vật được tìm thấy dưới đáy biển Nam Cực.
Nhóm các nhà khoa học quốc tế đã quét một phần đáy biển gần biển Toss, nơi vẫn chưa được thăm dò. Cuộc thám hiểm của các nhà khoa học là lần đầu tiên quan sát sườn lục địa phía bắc và cũng là lần đầu tiên quan sát nhóm vỉa ở phía bắc của biển Ross. Tiến sĩ Bowden tiết lộ họ đã sử dụng máy ảnh nước sâu độ nét cao để chụp mẫu khu vực biển.
Khi những hình ảnh chụp được gửi lại, tiến sĩ Dave Bowden, một trong những nhà khoa học hàng hải trong chuyến thám hiểm, đã vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy sự xuất hiện của ba sinh vật kỳ lạ.
“Là một nhà sinh thái học đáy biển, tôi nghiên cứu tất cả mọi thứ sống dưới đáy biển, cũng như mọi thứ liên quan đến hệ sinh thái ở đáy biển. Nam Đại Dương là một đại dương nước sâu, vì vậy chúng ta đang nói về độ sâu từ 3.000 - 5.000m”, Dave Bowden cho biết.
Sinh vật kỳ lạ được các nhà khoa học đưa lên từ nước sâu.
Sinh vật đầu tiên họ nhìn thấy là một loài "nhện biển", một trong những loài động vật hấp dẫn trong hệ thống nhóm ở Nam Cực vì chúng đa dạng và phát triển rất lớn. Tuy nhiên, ở độ sâu như vậy, sinh vật này không có cơ thể và chỉ có các chân, không giống bất cứ thứ gì mà các nhà nghiên cứu từng biết.
Một sinh vật kỳ lạ khác được gọi là "giun nhiều tơ", nó thường được tìm thấy dưới một tảng đá. Tuy nhiên, con giun này lớn hơn bình thường rất nhiều.
Mẫu vật cuối cùng khiến các nhà khoa học sửng sốt là một tổ hợp bất thường của huệ biển.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn đang thực hiện các nghiên cứu cần thiết trước những sinh vật kỳ lạ mới phát hiện sâu dưới lớp băng hơn 5.000m.