Kính viễn vọng Hubble chụp được ảnh sao chổi tan rã

Hai bức ảnh được chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble vào tuần trước cho thấy sao chổi C/2019 Y4 đã vỡ thành ít nhất 55 mảnh.

C/2019 Y4 được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 12/2019 bởi hệ thống robot khảo sát thiên văn ATLAS của Đại học Hawaii, Mỹ. Các nhà thiên văn học từng dự đoán nó sẽ tăng mạnh độ sáng và có thể quan sát thấy bằng mắt thường vào tháng 5/2020, trở thành một trong những sao chổi ngoạn mục nhất trong hai thập kỷ qua.

Tuy nhiên, C/2019 Y4 đột ngột mờ đi từ giữa tháng 3 khiến nhiều chuyên gia suy đoán phần lõi băng của sao chổi có thể đã phân mảnh hoặc tan rã. Giả thuyết này đã được xác nhận vào ngày 11/4 sau khi nhà thiên văn học nghiệp dư Jose de Queiroz lần đầu tiên chụp được ba mảnh vỡ của sao chổi.

Sử dụng các quan sát từ kính viễn vọng không gian Hubble, giới nghiên cứu đã phát hiện thêm 55 mảnh vỡ mới, bao gồm 30 mảnh chụp hôm 20/4 và 25 mảnh chụp ngày 23/4. Sự tan rã của sao chổi thường xảy ra rất nhanh và không thể đoán trước nên những quan sát như vậy là rất hiếm.


Hubble chụp các mảnh vỡ sao chổi vào ngày 20 và 23/4. (Ảnh: ESA/NASA).

"Điều này thực sự thú vị bởi nó rất ngoạn mục và không thường xuyên xảy ra. Hầu hết các sao chổi đều quá mờ để chiêm ngưỡng. Sự kiện phân mảnh ở quy mô lớn như C/2019 Y4 chỉ xảy ra một hoặc hai lần trong thập kỷ qua", trưởng nhóm nghiên cứu David Jewitt từ Đại học California, Los Angeles (UCLA) của Mỹ nhấn mạnh.

Jewitt cùng các cộng sự vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân C/2019 Y4 tan rã. Một ý kiến cho rằng sự phân tán lực không đồng đều từ quá trình thăng hoa của băng bên trong lõi (sự chuyển đổi trạng thái trực tiếp từ rắn sang khí) đã khiến sao chổi nứt vỡ.

Trong các quan sát mới nhất, C/2019 Y4 đang nằm bên trong quỹ đạo sao Hỏa, cách Trái Đất khoảng 145 triệu km. Những phần còn sót lại của sao chổi sẽ tiếp cận gần hành tinh của chúng ta vào ngày 23/5 ở khoảng cách xấp xỉ 115 triệu km và chỉ còn cách Mặt Trời 37 triệu km vào tám ngày sau đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News