Kỷ băng hà sắp quay lại Trái đất vì Mặt trời "ngủ quên"

Một kỷ băng hà mới đang sắp diễn ra ở châu Âu, sau khi các nhà khoa học cảnh báo việc Mặt Trời hoạt động yếu đi đáng kể.

Con số vụ nổ khí trên bề mặt Mặt trời lẽ ra phải đạt đỉnh điểm trong chu kỳ 11 năm hoạt động của nó. Tuy nhiên số lượng các vụ nổ đã sụt giảm bất ngờ.

Một nhà vật lý thiên thể cho biết ông chưa từng thấy sự sụt giảm như vậy trong 30 năm sự nghiệp và đã có những lo ngại nhiệt độ có thể hạ xuống rất thấp tới mức sông Thames ở Anh sẽ bị đông cứng.


Hình ảnh Mặt Trời do kính viễn vọng của NASA chụp lại (Ảnh: DM)

"Ta sẽ phải lùi lại tới 100 năm để về thời điểm Mặt trời từng hoạt động yếu như thế này" - Richard Harrison, lãnh đạo bộ phận vật lý thiên thể tại Phòng nghiên cứu Rutherford Appleton ở Oxfordshire nói với BBC.

Một trong những lần Mặt Trời suy giảm hoạt động mạnh nhất là trong thế kỷ 17, tại giai đoạn gọi là Maunder Minimum. Khi đó mùa đông lạnh giá đã bao trùm khắp châu Âu.

Đợt lạnh giá đó khiến cho không chỉ sông Thames đóng băng cứng mà còn khiến biển Baltic cũng chìm trong băng.

Tiến sĩ Lucie Green từ Phòng nghiên cứu Khoa học không gian Mullard của trường Đại học College London nói với BBC: "Sự kiện khiến tôi và nhiều khoa học nghiên cứu Mặt trời khác hoàn toàn bất ngờ".

Sau giai đoạn Mặt Trời hoạt động yếu này, các nhà khoa học băn khoăn không biết tình hình có thay đổi không. "Có vẻ như Mặt trời đang buồn ngủ" - ông Green nói - "Có dấu hiệu mạnh cho thấy Mặt trời đang có hoạt động giống thời gian trước khi diễn ra Maunder Minimum".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News