Kỳ dị những sinh vật "ngoài hành tinh" có một không hai
Đại dương bao la luôn là “ngôi nhà lý tưởng” của các loại động vật kỳ lạ, hiện tại các nhà khoa học vẫn luôn không ngừng khám phá tìm ra những động vật này.
Một ngư dân người New Zealand đã bắt được một “con tôm” lạ, nó có vẩy, nhưng trong suốt như thạch, bên trong thân còn có một bộ phận tròn như quả bóng màu cam. Các chuyên gia giải thích rằng sinh vật này được gọi là Salps, là một động vật biển, chủ yếu ăn các sinh vật phù du. Sinh vật này trong suốt để ngụy trang bảo vệ mình khỏi những kẻ săn mồi nguy hiểm.
Một nhiếp ảnh gia đã tình cờ chụp được loài bọt biển này tại vùng biển Caribbean. Nó có đôi mắt nhô ra, miệng rộng, bề ngoài màu xanh. Sinh vật kỳ lạ cũng chủ yếu sinh sống nhờ ăn các sinh vật phù du.
Người dân địa phương ở bang Washington của Mỹ tìm thấy sinh vật hiếm ở ven biển biển, nó có hình dạng như một con sứa, có các xúc tu dài màu xanh lá cây và có thể thu nhỏ “chân tay”. Chuyên gia Mỹ cũng cho biết, lần đầu tiên phát hiện ra sinh vật biển kỳ lạ này, tạm thời họ cũng chưa biết nó có tên khoa học là gì.
Oarfish còn được gọi là cá mái chèo, vua của cá trích hoặc oarfish khổng lồ, loài cá này được phát hiện tại bờ biển phía Tây của Thụy Điển. Các chuyên gia hải dương cho biết, đây là con cá lớn nhất trong vòng 130 năm kể từ khi lần đầu tiên phát hiện loài cá này ở các nước Bắc Âu. Nó có chiều dài tới 12m.
Là một trong những loài động vật không xương sống lớn nhất thế giới, sống ở vùng biển sâu, chủ yếu ăn các loại cá nhỏ, loài mực ống khổng lồ chỉ nổi lên biển khi bị thương hoặc chết.
Vào hồi tháng 4 năm 2012, Andy Logan, 38 tuổi, đang đánh bắt cá ở biển, anh đã bắt được chú cá lạ nặng tới 111kg, dài khoảng 2m, chiều ngang khoảng 3,5m.
Vùng nước ở Bali ở Indonesia vốn nổi tiếng với những động vật hiếm. Loại sinh vật này họ nhà tôm, có thân màu xanh. Hai mắt lồi trông rất lạ thường.
Sâu Spaghetti còn gọi là giun phẳng và côn trùng sứa chích, sinh vật này được gọi là thế bởi vì nó có thể đưa các xúc tu ra bốn phía để bắt mồi.
Loài cá này được tìm thấy ở vùng biển Tây Đại Tây Dương. Cơ thể và đuôi của nó có màu đen, thân người có rất nhiều đốm nhỏ màu trắng. Sinh vật này thích sống một mình hoặc thành bầy nhỏ, chuyên ăn các động vật thân mềm như đông vật giáp xác.
Loài sinh vật này mỏng như tờ giấy. Tuy nhiên nó không hề dễ bị “bắt nạt”, khi nó bị tấn công, thì một chất kích thích từ bên trong của sinh vật này sẽ tiết ra làm tê liệt đối thủ.
Loài sinh vật này được đặt tên theo hình dạng của nó - “cá ngựa lùn”. Nó có màu sắc thân tươi, giúp cho nó có thể trú ẩn trong các tảng san hô. Cá ngựa lùn chủ yếu sinh sống ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Vì kích thước cực kỳ nhỏ bé của mình, bản năng ngụy trang cũng rất mạnh mẽ, các thợ lặn thường khó phát hiện sự hiện diện của nó.
Tháng 1 năm 2010, nhà sinh vật biển người Đài Loan đã phát hiện ra loài cua mới, nhìn bề ngoài nó giống như quả dâu tây.
Tháng 6 năm 2012, một ngư dân Canada bắt được một con tôm hùm màu xanh hiếm gặp, xác suất xuất hiện của con tôm này là 1/200 triệu. Theo một ngư dân 51 tuổi cho biết, tôi đã đánh bắt cá 33 năm nay, trung bình mỗi ngày bắt được khoảng 3000 con nhưng đây là lần đầu tiên tôi bắt gặp loại tôm hùm này.
Đây cũng là một loại thân mềm, nó có màu sắc tím. Sinh vật này sống ở độ sâu từ 1200 tới 1800, và có chiều dài từ 3 tới 25mm.
Có ngoại hình như một dây pháo, loài sinh vật này sống ở độ sâu 400 cho tới 3000m, chiều dài khoảng 40mm. Hiện tại các nhà khoa học cũng chưa biết sắp xếp loài động vật này vào chủng loại nào.
Loài sinh vật này chỉ có 2 xúc giác, nhìn mặt trước giống như một con vẹt, sống trong 300-5.000 mét của đại dương, các nhà khoa học đang nghiên cứu thói quen của loại động vật này.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".
