Kỳ lạ cơn bão sống dai nhất thế giới, tung hoành cả tháng chưa dứt
Bloomberg ngày 8-3 đưa tin cơn bão nhiệt đới Freddy đang rời khỏi bờ biển Madagascar và dự kiến đổ bộ lần thứ hai ở Mozambique trong ngày 11-3 với sức gió lên tới 190km/giờ.
Freddy trở thành bão vào ngày 6-2 năm nay khi cách bờ biển Tây Úc hàng trăm km. Cơn bão gây mưa lớn và ảnh hưởng mạnh đến các quốc gia châu Phi. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) từng nhận xét Freddy sẽ trở thành cơn bão nhiệt đới tồn tại lâu nhất thế giới, dựa vào đường đi của cơn bão.
Ảnh chụp vệ tinh cơn bão Freddy ngày 7-3. (Ảnh: NASA).
Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc thống kê ít nhất 21 người đã thiệt mạng sau khi Freddy gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở Mozambique và Madagascar. Chính quyền địa phương ước tính khoảng 1,75 triệu người bị ảnh hưởng ở Mozambique.
Dự báo thời tiết cho thấy Freddy có thể đổ bộ Mozambique, quốc gia có 32 triệu dân, lần thứ hai vào cuối tuần này. Trước đó, cơn bão ập vào Mozambique ngày 24-2.
Đường đi của cơn bão Freddy. (Ảnh: Wikimedia Commons).
Hiện tại, Freddy đã phá kỷ lục cơn bão tồn tại lâu nhất thế giới do cơn bão John nắm giữ. Năm 1994, John di chuyển qua phía Đông và phía Tây Thái Bình Dương trong hơn 31 ngày.
Ngoài ra, theo WMO, Freddy là cơn bão có năng lượng tích lũy cao nhất từ trước đến nay ở Nam bán cầu, đồng thời mang đến lượng mưa hằng tháng gấp 3 lần ở Madagascar hồi tuần trước.
Nhà khí tượng học Jeff Masters làm việc cho trang web chuyên về biến đổi khí hậu Yale Climate Connections, dự báo Freddy có thể gia tăng sức mạnh một lần nữa sau khi tái xuất trên biển.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
