Kỳ lạ loài nhện quan hệ bằng miệng 100 lần
Không chỉ giết bạn tình và cắt bộ phận sinh dục, loài nhện vỏ cây Darwin ở Madagascar còn có tập tính tiết nước bọt ở cửa mình con cái trong thời gian giao phối.
Một con đực thuộc loài nhện vỏ cây Darwin đang tiết nước bọt lên bộ phận sinh dục của con cái. (Ảnh: ZRC SAZU).
Theo UPI, một nhóm các nhà sinh vật học ở Trung tâm Nghiên cứu Khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Slovenia (ZRC SAZU), có phát hiện mới về tập tính giao phối của loài nhện vỏ cây Darwin.
Trong quá trình nghiên cứu thực địa, các nhà sinh vật học quan sát thấy con đực của loài nhện vỏ cây Darwin (Caerostris darwini) ở Madagascar thường xuyên tiết nước bọt lên bộ phận sinh dục của con cái. Hành động quan hệ bằng miệng này chỉ là một trong số vài tập tính giao phối khác thường mà nhóm nghiên cứu phát hiện và công bố trên tạp chí Scientific Reports hôm qua.
Con đực nhỏ hơn 14 lần so với con cái. (Ảnh: ZRC SAZU.)
Ngoài quan hệ bằng miệng, nhện vỏ cây Darwin còn thể hiện hành vi giết bạn tình sau khi giao phối và cắt bộ phận sinh dục của con cái. Nghiên cứu trước đây chỉ ra mạng nhện của chúng có kích thước lớn nhất trong tự nhiên và tơ do loài vật tiết ra cũng thuộc loại dai nhất. Con đực thuộc loài nhện vỏ cây Darwin nhỏ hơn 14 lần so với con cái.
"Quan hệ tình dục bằng miệng là hành vi giao phối bắt buộc ở loài này bởi mọi con đực đều thực hiện thao tác tiết nước bọt trước, giữa và sau các cuộc giao phối với tổng số lần ghi nhận được lên tới 100", Matjaž Gregorič, trợ lý nghiên cứu ở ZRC SAZU, cho biết.
Dù không phổ biến, hành vi quan hệ bằng miệng từng được quan sát ở loài khỉ, vượn cáo, tinh tinh lùn, linh cẩu, báo ghê-pa, sư tử, cá heo và dơi, nhưng rất hiếm hặp ở loài nhện.
Theo giả thuyết do nhóm nghiên cứu đưa ra, nhện đực thực hiện hành vi như một cách chinh phục bạn tình và hỗ trợ việc đẻ con non, thông qua chứng minh khả năng tình dục của chúng và tạo ra môi trường hóa học giúp nâng cao khả năng sống sót của tinh trùng.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Khả năng kỳ lạ của mèo
Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.
