Kỷ nguyên sản xuất nhiên liệu tại gia
Một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm ra phương pháp tạo nhiên liệu giống dầu diesel từ rác thải sinh hoạt hằng ngày nhằm giúp những người dân trong vùng bị thiên tai tạo nhiên liệu để sản xuất điện ngay tại nhà, theo tin tức Reuters đăng tải ngày 13/11.
Hai tuần kể từ sau khi siêu bão Sandy tràn vào Bờ Đông nước Mỹ, hàng chục ngàn người dân tại khu vực này vẫn phải chịu cảnh mất điện.
Nhiều gia đình có trang bị máy phát điện, nhưng vẫn không dùng được vì nguồn cung cấp xăng dầu trong khu vực bị thiên tai vẫn còn rất hạn chế.
Dùng rác thải sinh hoạt để tạo ra nhiên liệu
Tiến sĩ Philip Laible thuộc Phòng Thí nghiệm Quốc gia Argonne cho biết, ông đã có giải pháp cho vấn để nói trên.
“Hãy hình dung là chúng ta có thể sở hữu lò phản ứng nhỏ, có khả năng tạo ra nhiên liệu. Số lượng nhiên liệu này có thể không hoàn toàn đủ cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà, nhưng ít ra nó cũng sẽ giúp các nạn nhân chịu được thêm một khoảng thời gian nữa, và giảm khối lượng nhiên liệu phải chuyên chở đến chỗ họ”, tiến sĩ Laible phát biểu.
Lò phản ứng sinh học tạo nhiên liệu của nhóm nghiên cứu khoa
học thuộc Phòng Thí nghiệm Quốc gia Argonne - (Ảnh: Reuters)
Tiến sĩ Laible và nhóm nghiên cứu của ông hiện đang nghiên cứu chế tạo một lò phản ứng sinh học, có khả năng sản xuất ra loại nhiên liệu giống với dầu diesel thông qua việc dùng vi khuẩn phân hủy rác thải mà nhóm nghiên cứu tạo ra.
“Loại vi khuẩn này ăn carbon từ môi trường và dùng năng lượng mà nó sản sinh trong quang hợp hoặc từ các nguồn khác từ môi trường để chuyển hóa thành nhiên liệu theo cơ chế mà chúng tôi đã thiết kế. Vi khuẩn này sẽ không giữ lại nhiên liệu mà chúng tạo ra bên trong cơ thể, chúng sẽ phun ra ngoài. Lượng nhiên liệu này sau đó sẽ được dùng cho các thiết bị chạy dầu diesel”, ông Philip Laible nói.
Hướng đi cho kỷ nguyên sản xuất nhiên liệu tại gia
Ông Laible cũng nói thêm rằng, không giống như các loại nhiên liệu hóa thạch truyền thống, loại nhiệu liệu do vi khuẩn tạo ra không cần phải tinh lọc lại, chúng có thể dùng ngay.
Ngoài ra, còn có một lợi thế khác là lò phản ứng sinh học tạo điện này có thể dùng rác thải sinh hoạt để tạo ra nhiên liệu.
Tiến sĩ Philip Laible cho hay: “Việc có thể sử dụng nhiều loại carbon khác nhau là một trong những thế mạnh của phương pháp sản xuất nhiên liệu này. Vi khuẩn mà chúng tôi tạo ra có thể tạo ra nhiên liệu từ rất nhiều thứ khác nhau”.
Vị tiến sĩ này còn cho biết quá trình biến rác thải thành nhiên liệu mất khoảng từ hai đến bốn ngày; tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của ông sẽ hoàn thiện một hệ thống có khả năng liên tục tạo ra nhiên liệu.
Hiện nghiên cứu của tiến sĩ Laible vẫn cần thêm vài năm nữa mới có thể thành một sản phẩm hoàn chỉnh để đưa ra thị trường, nhưng ông khẳng định kỷ nguyên sản xuất nhiên liệu tại gia đang đến.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
