Kỹ sư Canada tham vọng chế máy tạo lốc xoáy
Máy tạo lốc xoáy trong tương lai có thể giúp sản sinh lượng điện lên đến 200 megawatt, đáp ứng nhu cầu của hàng nghìn gia đình.
Kỹ sư người Canada với tham vọng chế tạo máy tạo lốc xoáy
National Geographic hôm 6/12 đưa tin, Louis Michaud, một kỹ sư ở Ontario, Canada, đang tìm cách tạo ra lốc xoáy để khai thác năng lượng. Theo ông, tất cả những gì cần làm để sản sinh lốc xoáy là tạo ra một luồng khí nóng và khiến nó xoay tròn theo chiều hướng lên.
Michaud đang xây dựng cỗ máy mang tên Atmospheric Vortex Engine nhằm chứng minh con người có khả năng tự tạo ra lốc xoáy. Ở quy mô nhỏ, bản thử nghiệm của cỗ máy có thể tạo ra một luồng khí xoáy nhỏ và mỏng, dễ bị gió mạnh thổi tan.
Lốc xoáy có thể tạo ra năng lượng để quay tuabin phát điện. (Ảnh: Mike Theiss).
Tuy nhiên, để cung cấp năng lượng cho một cộng đồng, lốc xoáy cần lớn hơn và mạnh hơn. Theo Michaud, nó phải cao 14km và rộng 30m. Cơn lốc này sẽ không gây nguy hiểm vì nó cố định và nằm dưới tầm kiểm soát.
Michaud hình dung nhiệt thải ra từ một nhà máy điện sẽ đi vào hệ thống của ông theo hình phễu. Dòng khí xoáy sẽ cung cấp năng lượng cho tuabin khi bốc lên trong không khí.
Lốc xoáy có thể là một cách cung cấp năng lượng sạch với nhiên liệu có sẵn và giá thành thấp trong tình hình thế giới đang tìm cách đáp ứng nhu cầu điện mà không thúc đẩy hiệu ứng ấm lên toàn cầu.
Ý tưởng của Michaud ra đời vào năm 1969 nhưng mục đích ban đầu không phải để tạo ra năng lượng mà nhằm thay thế cho phương pháp chưng cất nước thông thường. Tuy nhiên, thí nghiệm không thành công.
Năm 1980, Michaud chú ý tới một thí nghiệm ở Tây Ban Nha hướng đến tạo năng lượng bằng cách dùng Mặt Trời làm nóng không khí gần mặt đất, truyền nó qua ống dẫn khí để quay tua bin. Nhưng thí nghiệm này đòi hỏi phải xây hệ thống ống dẫn khí ở độ cao không tưởng.
Kỹ sư Louis Michaud. (Ảnh: Scott Gries).
Dựa vào những thí nghiệm trên, Michaud tiếp tục chế tạo một số phiên bản động cơ của mình, bao gồm mẫu thử nghiệm nằm trong khuôn viên Đại học Lambton ở Toronto, Canada. Ông đã chứng minh được con người có thể tạo ra lốc xoáy dưới tầm kiểm soát nhưng chưa tìm ra cách thu năng lượng.
Để có thể mượn lốc xoáy quay tuabin, Michaud cần tạo ra một cỗ máy mạnh mẽ và ổn định hơn. Ông ước tính cần đầu tư khoảng 1 tỷ USD, cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia đa ngành để đạt được mục tiêu này.
Một động cơ tạo lốc xoáy khi hoạt động tối đa có thể cung cấp công suất điện 200 megawatt, đủ để phục vụ hàng nghìn ngôi nhà. Hiện tại, Michaud vẫn chưa biết chắc cách làm cho động cơ đạt tới quy mô đó. Nhưng ông tin vấn đề này có thể được giải quyết trong vòng vài năm tới nếu chúng ta tập trung nghiên cứu.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh
Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.

Robot cứu hộ hình người của NASA
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới giới thiệu một loại robot mới, có khả năng đứng bằng hai chân như người và được sử dụng để hỗ trợ cho các công việc cứu hộ.

Kenguru – chiếc xe sinh ra cho người khuyết tật, chỉ có một cửa duy nhất nhưng cực tiện cho người đi xe lăn
Hãng Community Cars ở bang Texas (Mỹ) đã sáng chế ra một loại ô tô điện mang tên Kenguru, dành cho người khuyết tật phải ngồi xe lăn.
