Kỹ sư Việt chế tạo robot lau sàn khử khuẩn buồng bệnh

Robot do các kỹ sư Viện Công nghệ Ứng dụng, Bộ Khoa học và Công nghệ chế tạo, có thể chứa 10 lít dung dịch, hoạt động liên tục trong 2 giờ. 

Sáng 15/4, robot có tên NaRoVid1 được thử nghiệm tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Hà Nội. Robot có thể hoạt động trong khu vực cách ly để hỗ trợ, thay nhân viên y tế dùng chất khử khuẩn lau sàn nhà.

PGS.TS Mai Anh Tuấn, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, robot được thiết kế bề ngoài bo tròn, vật liệu tương thích điều kiện có thể vệ sinh theo gợi ý của các bác sĩ, giúp thuận tiện nhất trong quá trình sử dụng. Quá trình phun khử khuẩn, các hạt hóa chất tự khử khuẩn bên ngoài, bên trong khử bằng tia UV.

Kỹ sư Việt chế tạo robot lau sàn khử khuẩn buồng bệnh
Robot lau sàn thử nghiệm tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. (Ảnh: VL).

NaRoVid1 sử dụng thuật toán di chuyển thông minh, sử dụng cảm biến laser, cảm biến siêu âm và la bàn để định hướng, lập bản đồ và chu trình di chuyển. Với kích thước 50cm x 60cm x 30cm, robot có thể di chuyển vào những không gian hẹp. Khả năng chứa dung dịch đến 10 lít giúp cho việc tiếp thêm dung dịch khử khuẩn được giãn cách, nếu cứ 30 phút lau một lần, robot mất khoảng 15 phút để hoạt động. NaRoVid cũng có tính năng di chuyển theo chu trình do người vận hành thiết lập linh hoạt, tự động về vị trí sạc sau khi kết thúc chu trình.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Minh Quân, Phó Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Cơ sở 2 đánh giá, việc ứng dụng robot giúp các y bác sĩ tiết kiệm nhiều thời gian, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Ứng dụng robot, một ngày nhân viên y tế chỉ cần 3 lần bổ sung dung dịch, thay vì phải ra vào phòng bệnh đến hàng chục lần một ngày nếu lau thủ công.

Nhóm nghiên cứu cho biết, sẽ tiếp tục cải tiến thêm các tính năng, tăng độ chính xác khi robot hoạt động. Đồng thời tích hợp thêm nhiều công dụng khác như vận chuyển thuốc, thức ăn, đồ dùng y tế, trạm đón tiếp di động...

Viện Ứng dụng Công nghệ sẽ phối hợp với các đơn vị sản xuất để chuyển giao công nghệ, lên phương án sản xuất robot với so lượng lớn, đáp ứng kịp thời cho các bệnh viện, khu vực cách ly khi có yêu cầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Việt Nam chế tạo thành công robot hỗ trợ nhân viên y tế

Việt Nam chế tạo thành công robot hỗ trợ nhân viên y tế

Robot do Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng nghiên cứu, chế tạo có thể vận chuyển thức ăn, thuốc, rác thải... trong khu vực cách ly bệnh nhân nCoV.

Đăng ngày: 07/04/2020
Cậu học trò làm máy ấp trứng gà, vịt tự động

Cậu học trò làm máy ấp trứng gà, vịt tự động

Hệ thống ấp trứng tự điều chỉnh nhiệt độ, có camera quan sát và khi con giống nở, hệ thống sẽ tự báo tín hiệu cho chủ.

Đăng ngày: 01/04/2020
Kỹ thuật trồng cây mùi tàu trị bệnh trong chậu

Kỹ thuật trồng cây mùi tàu trị bệnh trong chậu

Ngò gai hay còn gọi là cây mùi tàu, ngò tàu, ngò tây, dã nguyên, có kỹ thuật trồng cây rất đơn giản, người dân có thể tự trồng cho gia đình mình.

Đăng ngày: 27/03/2020
Quy trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn

Quy trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn

Có thể dùng các dụng cụ khác nhau để mài xát sắn thành cháo bột. Dùng hai tay mài sát củ sắn trên bàn mài xát sắn thủ công có tấm kim loại đột gai...

Đăng ngày: 25/03/2020
Học sinh lớp 9 sáng chế máy phun sát khuẩn tự động, giá 350 ngàn đồng

Học sinh lớp 9 sáng chế máy phun sát khuẩn tự động, giá 350 ngàn đồng

Chỉ cần đưa tay vào, máy sẽ tự động phun xịt sát khuẩn trong thời gian 2 giây mà không cần phải ấn nút như bình sát khuẩn thông thường, hạn chế lây nhiễm chéo.

Đăng ngày: 24/03/2020
Thầy trò chế tạo robot phục vụ người cách ly vì dịch covid-19

Thầy trò chế tạo robot phục vụ người cách ly vì dịch covid-19

Chỉ chưa đầy một tuần, nhóm thầy trò khoa cơ khí Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng đã chế tạo thành công robot thay con người phục vụ trong khu cách ly vì dịch Covid-19.

Đăng ngày: 23/03/2020
Bảo quản thóc quy mô hộ gia đình

Bảo quản thóc quy mô hộ gia đình

Trong quá trình bảo quản, hạt thóc thường bị một số hiện tượng: nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, dịch chuyển ẩm trong khối hạt, tự bốc nóng... khi bị những hiện tượng trên, chất lượng của thóc bị giảm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị thương phẩm giảm.

Đăng ngày: 18/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News