Kỳ thú hòn đảo cua bò tung tăng khắp phố
Đảo Christmas, thuộc lãnh thổ Australia, chỉ có khoảng 1500 người dân, trong khi lại có tới hơn 120 triệu con cua sinh sống.
Mỗi năm có hàng triệu con cua di cư tràn qua hòn đảo để ra biển, chuyến đi của chúng có thể kéo dài đến 9km trong vòng một tháng. Những nhân viên thuộc khu bảo tồn thiên nhiên trên đảo hàng ngày đều phải rất vất vả để giúp lũ cua… sang đường, tránh để chúng gây ảnh hưởng tới giao thông trên đảo.
Những tấm biển được dựng khắp nơi trên đảo để nhắc nhở người dân lái xe chậm và quan sát kỹ nhằm hạn chế việc vô tình giết hại lũ cua.
Loài Cua đỏ (Gecarcoide natalis) này sinh sống tại các khu rừng trong khu vực nội địa, nhưng hàng năm lại di chuyển ra bờ biển một lần để ghép đôi và sinh sản. Người dân trên đảo đã rất quen thuộc với những lần “đổ bộ” của lũ cua. Họ rất yêu quý và có ý thức cao về việc bảo vệ chúng.
Chuyến đi của lũ cua thường diễn ra vào mùa mưa từ tháng Mười cho đến tháng Giêng. Vào lúc cao điểm cua có mặt ở khắp nơi. Người ta thậm chí còn thiết kế những lối đi riêng cho cua xuyên qua các con đường trên đảo, tránh cho chúng nguy cơ bị xe cộ đè nát.
Những con cua phải đối diện với rất nhiều nguy hiểm trên con đường “hành hương” nhằm duy trì nòi giống của mình. Chính quyền hòn đảo đã cho dựng lên những hàng rào tạm thời để giúp lũ cua định hướng và tập trung trên đường ra bãi biển. Thậm chí vào thời gian cao điểm, nhiều tuyến đường trên đảo đã bị đóng cửa để tránh làm ảnh hưởng đến công cuộc di cư của lũ cua.
Hầu như không người nào trên hòn đảo có ý định làm hại những con cua. Sau chặng đường gian nan, lũ cua tập trung lại trên bãi biển để ghép đôi và giao phối. Sau đó cua đực sẽ quay trở lại rừng trước, trong khi cua cái phải chờ vài tuần cho trứng chín để đẻ trứng trong nước.
Lũ cua cái thường chọn thời điểm sáng sớm khi thủy triều lên để đẻ trứng. Trứng cua ngay khi được đẻ xuống nước sẽ nở thành ấu trùng. Một vài ngày sau (nếu sống sót), ấu trùng sẽ phát triển thành cua con chỉ chừng 5mm. Chúng phải tìm đường đi sâu vào nội địa theo cha mẹ, và những cuộc hành trình mới lại bắt đầu.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
