Kỹ thuật hạt nhân giúp đảm bảo an ninh lương thực

Theo phóng viên tại Liên hợp quốc, ngày 21/5, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã khẳng định, kỹ thuật hạt nhân có thể giúp nhân loại đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

IAEA nhấn mạnh vào năm 2050, dân số thế giới sẽ lên tới 9 tỷ người, đòi hỏi sản xuất nông nghiệp tăng ít nhất 70% so với hiện nay. Đây là thách thức gay gắt do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ, khiến sản xuất nông nghiệp ngày càng khó dự báo.

Kỹ thuật hạt nhân có thể giúp các nước phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua phát triển các giống cây có thể thích nghi và chống đỡ hiệu quả các tác động của biến đổi khí hậu, vừa tăng năng suất nông nghiệp và chăn nuôi, vừa bảo tồn được nguồn đất đai.

Kỹ thuật hạt nhân và chất đồng vị cũng giúp giảm sự rửa trôi và xói mòn của đất, giữ lại cho đất nhiều nước và nguồn dinh dưỡng, hấp thu nhiều CO2 hơn và nhờ đó, giảm được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ sản xuất nông nghiệp.

Sử dụng kỹ thuật hạt nhân để xác định khi nào cây cần nước và cần lượng nước bao nhiêu sẽ giúp tiết kiệm nước và dinh dưỡng, làm tăng sức chống đỡ của cây trồng đối với hạn hán.

Các nhà khoa học IAEA đã phát triển nhiều giống cây trồng có khả năng chống sâu bệnh và biến đổi thất thường của thời tiết thông qua sử dụng một liều lượng nhỏ phóng xạ.

Các giống cây này như lúa mì chống hạn hán đang được trồng năng suất cao ở Kenya, lúa mạch chịu được nhiệt độ cao đang được trồng ở độ cao 5.000m so với mực nước biển ở Peru, giúp nhiều nước giảm phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực.

Các nhà khoa học IAEA cũng giúp nhiều nước chống lại một cách hiệu quả sự phát triển bùng nổ các loài côn trùng gây hại do tác động của biến đổi khí hậu thông qua kỹ thuật hạt nhân gây vô sinh các loài côn trùng này.

Thông qua các dữ kiện thu thập được nhờ kỹ thuật hạt nhân, các nhà khoa học có thể dự báo các loại bệnh mới phát sinh do biến đổi khí hậu và nguy cơ lan truyền của các bệnh này, đặc biệt nguy cơ lây nhiễm sang người.

Kỹ thuật hạt nhân giúp phát hiện hàm lượng hoá chất độc hại được sử dụng trong quá trình gieo trồng còn tồn đọng trong lương thực, thực phẩm, đồng thời giúp loại trừ chúng để bảo vệ sức khoẻ con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News