Kỹ thuật mới: Sát khuẩn bằng tia laser
Thế giới vừa có thêm một kỹ thuật mới để sát khuẩn. Đó là dùng tia laser. Các nhà vật lý Hoa Kỳ cho rằng, laser có khả năng tiêu diệt vi-rút và vi khuẩn, chẳng hạn như HIV, mà không làm tổn thương tế bào của con người. Đây là kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học bang Arizona.
Theo nhóm nghiên cứu trên, xung laser được tinh chỉnh có khả năng phân biệt tế bào con người với các vi sinh vật gây bệnh tật. Qua đó, laser có thể giết chết tác nhân gây bệnh mà không gây thương tổn cho các tế bào.
Các chuyên gia cho rằng kỹ thuật mới này còn giúp làm giảm những ca nhiễm trùng do vi khuẩn staphylococcus aureus kháng thuốc kháng sinh methicillin (MRSA).
![]() |
Máy phát xung laser femto giây. Nó được sử dụng để tiêu diệt vi rút, vi khuẩn mà không làm hại tế bào của con người. (Ảnh: Viện Vật lý Hoa Kỳ) |
Trong kỹ thuật mới này, các chuyên gia đã sử dụng xung laser femto giây (femtosecond laser), thông qua một qui trình gọi là “tán xạ Raman được kích thích bằng xung” (ISRS), để tạo ra những rung động trong lớp vỏ protein của vi sinh vật, và từ đó tiêu diệt chúng. Ảnh hưởng của những rung động này cũng tương tự như trong trường hợp thủy tinh vỡ gây tiếng động có âm vực cao.
Kết quả thử nghiệm cho thấy rung động kết hợp được tạo ra bởi tia laser hồng ngoại có bước sóng và độ rộng xung được chọn lọc cẩn thận sẽ không gây tổn thương các tế bào của con người. Đó là bởi vì có sự khác biệt về thành phần cấu tạo trong lớp vỏ protein của tế bào con người và lớp vỏ protein của vi khuẩn hay vi-rút.
Trước mắt, kỹ thuật xung laser femto giây có thể được ứng dụng ngay trong các bệnh viện để khử trùng máu hay các vật liệu sinh học, cũng như sử dụng trong điều trị các bệnh truyền bằng đường máu như AIDS hay viêm gan.
Nghiên cứu này vừa được công bố ngày 1/11 trên tạp chí Physics của Viện Vật lý Hoa Kỳ.
Vĩnh Thọ

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".
