Lá cây chỉ thị mức ô nhiễm

Lá cây thu hút các hạt oxit sắt trên bề mặt khiến chúng có từ tính. Vì thế chúng có thể trở thành các cảm biến rẻ tiền đánh giá sự ô nhiễm.

Lá cây cối mọc dọc theo các tuyến giao thông có thể dùng như một thiết bị cảm biến để xác định mức ô nhiễm, một nghiên cứu cho biết điều đó.

Khí thải của xe cộ nhất là xe chạy bằng dầu diesel chứa một lượng khá lớn các hạt cực kỳ nhỏ bé với kích thước khác nhau. Nhà địa vật lý Bernarrd Housen, Trường ĐH Tây Washington cho biết, mặc dù các hạt có kích thưởc trên 10 micrcon có thể bị giữ lại ở hệ hô hấp trên, thì những hạt có kích thước dưới 2,5 micron vẫn qua được phần nằm sâu trong phổi để gây bệnh tật và viêm nhiễm. 

(Ảnh: Sadie Belica, ĐH Tây Washington tại Bellingham)

Khi Housen và đồng nghiệp là Luigi Jovane phân tích những lá cây hái ở các điểm khác nhau trên đường phố ở Ballingham thì họ nhận thấy từ tính những lá cây dọc theo đường xe buýt cao gấp 10 lần so với lá cây thu hái tại các khu phố dân cư yên tĩnh. Sự xuất hiện từ tính là do những hạt oxit sắt trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt gồ ghề của các chiếc lá.

Những hạt oxit sắt nhỏ hơn có từ tính đặc trưng trong khi các hạt trên 10 micron thì không. Nước mưa rửa sạch 30% số hạt bám trên lá, điều mà ngay cả siêu âm cũng không làm sạch được hoàn toàn. Chính điều này khiến lá cây trở thành một “ứng cử viên” nặng ký của việc điều tra ô nhiễm môi trường. Thêm nữa, lá cây rất... rẻ, cung cấp thông tin về chất lượng không khí từng vùng.

Các nhà khoa học có thể từ hạt oxit sắt để hình dung ra tổng số hạt các hoá chất khác có trong không khí. Vì nhiều tiêu chuẩn chất lượng không khí dựa trên sự phơi nhiễm của lá trong thời gian ngắn nên từ phân tích lá, các nhà khoa học cũng tính được các hạt gây ô nhiễm tích luỹ như thế nào trong quá trình trưởng thành của cây cối.  

Lá cây cho biết mức độ ô nhiễm trên đường phố nhiều xe cộ qua lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News