Lạ kỳ loài cây tự "làm mưa" vừa ngọt vừa thơm
Đặc biệt, "nước mưa" này vừa ngọt vừa thơm, mời gọi côn trùng và chim chóc đến thưởng thức, qua đó hỗ trợ quá trình thụ phấn.
Nhà sinh vật học Domingos de Melo - Đại học Universidade Federal de Pernambuco (Brazil) - nhớ lại vào năm 2015 từng bắt gặp một cây lạ, tán rộng, thân gỗ cứng, hoa trắng ở vùng rừng đặc hữu miền đông bắc Brazil.
Những bông hoa của cây Hymenaea cangaceira có thể tạo "mưa ngọt" thu hút động vật thụ phấn - (Ảnh: A. DOMINGOS DE MELO).
Khi đó đang là mùa khô, nhưng Domingos de Melo bất ngờ gặp mưa. Quan sát kỹ, ông thấy nước mưa không đổ xuống từ bầu trời, mà ngay từ loài cây lạ này.
Đó là Hymenaea cangaceira, một trong 2 loài cây duy nhất trên thế giới được phát hiện có thể tạo "mưa". Theo trang Science News, "mưa" ở đây thực chất là mật ngọt, được hoa sản xuất nhiều đến nỗi có thể đồng loạt rơi xuống mặt đất như những trận mưa phùn.
Theo nhóm nghiên cứu, chỉ riêng một bông hoa đã có thể cho ra 1,5 mililit mật mỗi đêm. Tính ra khoảng 624.000 bông hoa cùng loài trong vùng có thể cung cấp đến 920 lít mật trong một thời điểm.
Ông Domingos de Melo cho biết con số này có thể đủ làm đầy cả 15 két bia. Đây là ghi nhận cực lớn nếu so với lượng mưa tổng thể trong các cánh rừng miền đông bắc Brazil vào mùa khô.
Trước đây, một loài hoa gạo cao khoảng 70 mét ở vùng rừng mưa Amazon cũng từng được biết đến với khả năng làm "mưa ngọt". Tuy nhiên, Hymenaea cangaceira chỉ cao 10 mét.
"Tôi từng nghĩ những loài cây cao khi khó thu hút động vật thụ phấn mới phải tạo ra "mưa ngọt", nhưng thực chất những cây thấp hơn nhiều như Hymenaea cangaceira cũng làm được điều này" - ông Domingos de Melo nói.
Dơi là loài hỗ trợ Hymenaea cangaceira thụ phấn nhiều nhất - (Ảnh: A. DOMINGOS DE MELO).
Theo nhóm nghiên cứu, loài vật hỗ trợ Hymenaea cangaceira thụ phấn nhiều nhất là dơi. Trong quá trình quan sát, nhóm nhận thấy dù nhiều loài côn trùng, chim chóc tỏ vẻ tò mò với những cơn mưa mật ngọt nhưng chỉ có dơi là "đam mê" và thưởng thức lâu nhất.
Điều này có lợi cho quá trình thụ phấn ở cây bởi ước tính, trong vùng sinh sống của Hymenaea cangaceira có đến 96 loài dơi khác nhau.
Qua phân tích hóa học, nhóm nhận thấy mật của Hymenaea cangaceira bao gồm 38 hợp chất mùi khác nhau, trong đó riêng các chất cho ra mùi quế và mùi trái cây lên men chiếm đến 68%. Hiện tại, Domingos de Melo đang muốn xác định cụ thể chất nào có tác dụng thu hút dơi.
Theo TS Amy Parachnowitsch - nhà tiến hóa học thuộc Đại học New Brunswick (Canada) - hiện còn quá ít những nghiên cứu về những độc đáo trong cấu trúc và thành phần trong mật cây của các loài.
"Do đó hiện cần thêm rất nhiều thí nghiệm để hiểu được cơ chế và vai trò chức năng của một số loài mật cây, đặc biệt những loài hướng đến thu hút nhiều loại động vật thụ phấn khác nhau" - ông Amy Parachnowitsch nói.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
