Lại rò rỉ nước phóng xạ ở nhà máy Fukushima

Nước phóng xạ đang rò rỉ từ một bể dự trữ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật, cơ quan quản lý cho biết.

>>> Phòng thí nghiệm hạt nhân ở Nhật bị rò rỉ phóng xạ

Theo Công ty điện lực Tokyo (Tepco) - cơ quan chủ quản của nhà máy Fukushima, một công nhân làm việc tại đây đã phát hiện ra sự cố rò rỉ hôm thứ tư (5/6).

Trước đó, ngày 4/6, chính Tepco cũng tuyên bố đã tìm thấy chất xezi phóng xạ trong các mạch nước ngầm quanh nhà máy.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị hủy hoại trong "thảm họa kép" động đất - sóng thần năm 2011. Cơ sở này tiếp tục hứng chịu hàng loạt sự cố rò rỉ và mất điện trong vài tháng trở lại đây.


Các kỹ sư đã ổn định được nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau "thảm họa kép" động đất - sóng thần năm 2011, nhưng họ dự kiến sẽ mất nhiều năm nữa để khắc phục hoàn toàn các hậu quả để lại của sự cố.

Cụ thể là, nhà máy đã 3 lần gặp trục trặc về điện trong 5 tuần đầu năm nay. Trong tháng 4, người ta cũng đã phát hiện việc rò rỉ nước phóng xạ từ một trong những bể chứa nước ngầm của Fukushima.

Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc IAEA hồi tháng 4 vừa qua cũng khuyến cáo nhà chức trách Nhật cần phải cải thiện "sự đáng tin cậy của các hệ thống thiết yếu" tại nhà máy Fukushima.

Theo giới quan sát, hàng trăm bồn chứa nước khổng lồ đã được xây dựng tại Fukushima để lưu trữ nước nhiễm bẩn, được sử dụng để làm mát lõi của các lò phản ứng hạt nhân nóng chảy.

Trong một thông cáo mới phát đi, Tepco cho hay, nước nhiễm bẩn đang rò rỉ khỏi bể chứa với tốc độ một giọt cứ mỗi 3 - 4 giây. Các chuyên gia nhận định, điều này ám chỉ nước rò rỉ từ nhà máy hoặc các bể chứa đã và đang thẩm thấu vào đất - điều mà công ty quản lý trước đây từng tuyên bố không xảy ra.

Những diễn biến mới sẽ khiến Tepco gặp khó khăn hơn trong việc thuyết phục các ngư dân địa phương rằng, sẽ an toàn khi công ty bắt đầu bơm xả nước ngầm quanh khu vực nhà máy ra biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News