Lại rò rỉ nước phóng xạ tại nhà máy Fukushima 1
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết đã phát hiện khoảng 10 lít nước chứa chất phóng xạ Strontium đã bị rò rỉ từ cơ sở xử lý nước trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, nhưng lượng nước phóng xạ này chưa chảy ra biển.
>>> Nhật Bản: Rò rỉ 1,8 triệu tấn nước phóng xạ
![]() |
Khoảng 10 giờ 30 sáng 10/1, một lượng chất lỏng được phát hiện chảy ra từ một bồn chứa nước biển được tạo ra trong quá trình khử nước nhiễm xạ cao tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Lượng nước nhiễm xạ này bị rò rỉ sau quá trình khử chất phóng xạ cesium. Việc rò rỉ đã được chặn lại sau khi các công nhân siết chặt ốc vít ở nơi xảy ra rò rỉ.
Cơ sở xử lý nước biển trên cần thiết cho quá trình bơm nước vào lò phản ứng số 1 và số 3 vì những lò này đã mất chức năng làm mát sau trận động đất, sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái.
Nước biển một khi đã được sử dụng để làm mát lò phản ứng sẽ chứa một lượng lớn các chất phóng xạ và sẽ được đưa vào thiết bị xử lý nước để có thể tái sử dụng làm nguội lò phản ứng.
Cơ quan an toàn hạt nhân của chính phủ Nhật Bản đã ra lệnh cho TEPCO áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn tái diễn tình trạng nguy hiểm trên và cân nhắc đẩy nhanh thời gian lắp đặt cơ sở xử lý các chất phóng xạ khó xử lý như chất Strontium bằng những trang thiết bị hiện có.
Trước đó TEPCO đã cho biết họ có kế hoạch lắp đặt một cơ sở khử được nhiều chất phóng xạ cùng lúc trong năm nay.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
