Lai tạo thành công lan hài lạ

Lan hài là chủng họ lan có giá trị thương mại cao nhất, được yêu chuộng, sưu tầm, và săn lùng nhiều nhất trên thế giới.

Trần Phạm Anh Tuấn (35 tuổi, tốt nghiệp Đại học ngành Sinh học), ngụ ở ấp An Bình, phường 3, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng vừa lai tạo và cho ra hoa thành công một loài lan hài sau 4 năm tự tay nghiên cứu.

Loài lan hài mà anh Tuấn lai tạo ra có lá màu đốm trắng, dày; đóa hoa có mùi thơm, cuống hoa dài, và cánh hoa có màu đỏ tím, điểm những vân sọc sẫm, xen màu xanh lá non; đặc biệt, lưỡi hoa gọn ghẽ trên đấy rải ra những nốt lấm chấm tím, và mũ hoa to uốn vòng cân đối hai bên…

Anh Tuấn cho biết, đã dùng hai cá thể gốc đều là lan rừng Đà Lạt, trong đó cây lan bố thuộc loài hài Applettonianume, cấy phấn vào nhụy một loại lan hài (cá thể mẹ) khác quí hiếm nhưng rất xa nhau về giống (tức đặc điểm, hình thái sinh học, và tên khoa học đều khác nhau) mà không tiện nêu cụ thể (vì sẽ mất bản quyền tức khắc).

Sau khi trái lan đậu, hạt già li ti được đưa vào trong ống nghiệm kích hoạt cho nẩy cây non, rồi nuôi dưỡng lớn lên môi trường nhân tạo như thế. Nghiên cứu cho ra “môi trường” (tổ hợp dưỡng chất tạo ra) cho hạt nẩy mầm, phát triển thành cây, và đưa ra ngoài thiên nhiên sinh trưởng bình thường là những bước gian nan nhất.

Bên cạnh giống lan hài độc đáo đầu tiên vừa trổ bông thành công, anh Tuấn cho hay bộ giống hài mới mà anh lai tạo ra cùng đợt còn đến 500 giống khác nữa, và sẽ lần lượt trổ bông trong thời gian tới. Chờ 500 giống kia trổ xong, anh Tuấn sẽ lần lượt đặt tên (tên thương mại lẫn tên khoa học - theo nguyên tắc người tạo ra/ hoặc phát hiện ra giống mới được quyền này) cho bộ lan hài của anh, và sẽ lập hồ sơ cho từng giống, rồi đăng ký một lượt ở Cục Bản quyền-Bộ KH&CN.

Được biết, lâu nay các cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước  hầu như chỉ làm công tác bảo tồn, khảo cứu nhỏ lẻ các giống lan mới nhập nội, chứ chưa từng có cơ quan nào lai tạo ra được giống lan hài mới độc lập (và có giá trị thương mại) với bộ lan hài VN đang có.

N.H.T

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News