Lạm dụng kháng sinh tạo ra những “siêu vi khuẩn”

Một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Ấn Độ khẳng định, việc xuất hiện những “siêu vi khuẩn” mang gen kháng thuốc NDM - 1 trong thời gian gần đây là kết quả của việc làm dụng thuốc kháng sinh ở nước này, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin từ Ấn Độ cho hay.

Lạm dụng thuốc kháng sinh là nguyên nhân tạo ra các loại "siêu vi khuẩn". Ảnh: Internet

Abdul  Jaafar chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thuộc bệnh viện Apollo, New Delhi trả lời báo chí Ấn Độ mới đây khẳng định, lạm dụng thuốc kháng sinh chính là nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện những siêu vi khuẩn.

Chuyên gia này cho biết, khi thuốc kháng sinh mới xuất hiện, nó từng là vũ khí thần kỳ để tiêu diệt các vi khuẩn. Tuy nhiên, các loại vi khuẩn cũng dần tiến hóa những khả năng kháng lại thuốc kháng sinh. Gần đây đã xuất hiện rất nhiều loại “siêu vi khuẩn” có khả năng kháng lại nhiều loại thuốc kháng sinh.

Jaafar cho biết, Ấn Độ là một trong những quốc gia có tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh nghiêm trọng bậc nhất trên thế giới. Nhiều loại thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với 60 – 70% người dân Ấn Độ. Trong khi đó, con số này ở các nước phát triển chỉ là 15%.

Jaafar cho biết, trong năm nay, chỉ tại một bệnh viện, người ta đã phát hiện 22 trường hợp bệnh nhân bị nhiễm các “siêu vi khuẩn” mang gen kháng thuốc NDM – 1. Jaafar cũng cho rằng, nếu như thống kê trên cả nước những trường hợp mắc bệnh tương tự, con số này sẽ là vô cùng khủng khiếp. Tuy nhiên, Jaafar cũng khẳng định, hiện tại loại “siêu vi khuẩn” này mới chỉ lan truyền trong phạm vi bệnh viện chứ chưa phát tán ra bên ngoài.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, “siêu vi khuẩn” cũng không quá nguy hại như người ta vẫn nghĩ và không phải không có biện pháp để khống chế. Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng, biện pháp tốt nhất để đối phó với loại “siêu vi khuẩn” này là phòng tránh. Theo đó, mỗi người nên thường xuyên rửa tay, chú ý vệ sinh ăn uống,... bởi vì dù là “siêu vi khuẩn” nhưng những vi khuẩn này vẫn lây lan qua con đường “từ miệng mà vào”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 13/05/2025
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Con rết

Con rết "dài phá kỷ lục thế giới" ở Đà Nẵng

Anh Vũ Hồng Phương, 28 tuổi ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Rán, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho biết, cách đây vài ngày anh có thấy một con rết chạy vào sân nhà.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News