Làm gì khi con trẻ mắc quai bị?

Thời tiết chuyển giao giữa mùa xuân sang hè chính là thời điểm trẻ nhỏ dễ mắc bệnh quai bị nhất. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng, nặng nhất là vô sinh.

Quai bị là bệnh gì?

Quai bị còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính.

Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn.

Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.

Làm gì khi con trẻ mắc quai bị?
Trẻ bị quai bị, tuyến dưới hàm sẽ sưng phồng lên.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị quai bị

  • Sau khi bị nhiễm virus gây quai bị, trẻ sẽ trải qua một thời gian ủ bệnh kéo dài 18 đến 25 ngày.
  • Trước khi phát bệnh 2 ngày và sau khi viêm tuyến mang tai 9 ngày là thời gian có khả năng truyền bệnh.
  • Tiếp đó, bước sang giai đoạn phát bệnh với các triệu chứng: sốt 38-38,5 độ C, nhức đầu, nôn, ho hoặc sổ mũi, đau bụng, chán ăn... Có thể có trước khi sưng tuyến nước bọt.
  • Sau đó, tuyến mang tai bắt đầu sưng to 1 hoặc 2 bên, trong vòng 3 ngày rồi giảm dần. Vùng sưng có thể lan đến má, hàm dưới, thậm chí lan đến ngực gây phù xương ức.
  • Những cơn đau đầu sẽ ngày càng trở nên dữ dội sau các tuyến ở mang tai đã bị sưng lên.

Cách chữa trị quai bị

Khi có con trẻ mắc quai bị, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý các điều sau đây:

  1. Không cho trẻ vận động nhiều.
  2. Không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  3. Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt, cho uống paracetamol 30mg/kg thể trọng/ngày, chia 3 lần.
  4. Cho trẻ uống nhiều nước, có thể cho trẻ uống nước ngọt.
  5. Tuyệt đối tránh gió.
  6. Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.
  7. Tăng cường vệ sinh răng-miệng-họng: Cho xúc miệng bằng nước pha oxy già, nước muối. Ở nơi có lá lốt, rau diếp cá, húng chanh có thể dùng 2-3 thứ cùng đun kỹ, cho ít muối, lọc cho xúc miệng hàng ngày nhiều lần. Nếu trẻ có dấu hiệu viêm não-màng não, viêm tụy... cần cho đi bệnh viện.
  8. Chườm nóng vùng góc hàm.

Quai bị không phải bệnh khó chữa, nếu chữa trị kịp thời bệnh sẽ nhanh khỏi và không để lại những biến chứng nguy hiểm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Bà bầu làm gì khi bị nôn ói do thai nghén?

Bà bầu làm gì khi bị nôn ói do thai nghén?

Bạn ngậm kẹo gừng, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn cơm, đậu, ngũ cốc để bổ sung carbonhydrat giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm nôn ói, theo Health Plus.

Đăng ngày: 05/04/2017
Xem xong video này, bạn sẽ thấy hệ miễn dịch của chúng ta vi diệu tới mức nào

Xem xong video này, bạn sẽ thấy hệ miễn dịch của chúng ta vi diệu tới mức nào

Hệ miễn dịch luôn luôn vận động để giúp chúng ta chống chọi lại những tác nhân gây hại bên ngoài môi trường. Nếu chẳng may bị một vết thương nhỏ và nhiễm trùng, cơ thể ta sẽ phản ứng lại như thế nào?

Đăng ngày: 05/04/2017
Đừng coi thường khi bị hôi miệng vì bạn đã gặp phải những bệnh nguy hiểm sau

Đừng coi thường khi bị hôi miệng vì bạn đã gặp phải những bệnh nguy hiểm sau

Người mắc bệnh hôi miệng không chỉ có cảm giác khó chịu, thiếu tự tin trong giao tiếp mà nhiều khả năng cơ thể đang mắc một số bệnh như viêm xoang, tiểu đường, bệnh thận.

Đăng ngày: 04/04/2017
Người mắc bệnh viêm gan B không nên ăn gì?

Người mắc bệnh viêm gan B không nên ăn gì?

Bệnh viêm gan B đang có xu hướng gia tăng. Vậy khi bị viêm gan B, người bệnh nên kiêng kị những loại thực phẩm sau.

Đăng ngày: 04/04/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News