Làm mát bằng quạt phản lực
Nhà sáng chế người Anh James Dyson vừa cho ra đời chiếc quạt không cánh dùng động cơ phản lực thế hệ mới với tốc độ gió lớn hơn.
Dù công suất chỉ có 40W nhưng loại quạt này có thể thay thế điều hòa không khí tốn điện.
Máy gia tốc xoáy của quạt hoạt động tương tự như động cơ phản lực hay bộ tua-bin nạp điện trong ô-tô, mỗi lần hút 33 lít không khí, rồi tăng lượng không khí hút vào lên 18 lần và đẩy ra luồng gió mát qua khung quạt không cánh.
Quạt của James Dyson có giá lên tới 300 USD.
Lượng không khí được đẩy ra và hút vào liên tục, nên lượng không khí làm mát rất lớn. Quạt có một công tắc kiểm soát dòng điện chạy vào quạt, từ đó điều chỉnh tốc độ gió.
“Điều hòa không khí tiêu thụ nhiều điện năng nhất trong số các thiết bị điện gia đình và công sở. Chiếc quạt này có thể được dùng để thay thế điều hòa bằng cách khuếch đại lượng không khí hút vào”, James Dyson nói.
Quạt cao 1m, rộng 19 cm, loại to có chiều cao 1,2 - 1,4m thích hợp với văn phòng và phòng khách song có giá bán khá đắt, gần 300 USD.
Nguồn: Mail Online

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Sự ra đời và phát triển của ô tô
Ô tô, trước hết là một vấn đề về động cơ. Vì cái xe chở đồ do Nicolas Joseph Cugnot sáng chế năm 1770 đáp ứng đúng nghĩa, theo nguyên nghĩa của từ automobile (xe chạy tự động), tức là ô tô, nhưng có lẽ vô ích ghi vào danh mục vô vàn cái xe chạ

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và
