Làm sạch nước sông Tô Lịch bằng hóa chất
Viện Nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn (IRARD) hôm 24/8 kiến nghị UBND TP Hà Nội cho thực hiện thí điểm việc dùng hóa chất làm sạch nước sông Tô Lịch.
Tuổi trẻ (ngày 25/8) dẫn lời ông Phạm Văn Tường, phòng nghiên cứu vật liệu và môi trường thuộc IRARD, cho biết nếu được TP chấp thuận, trong giai đoạn trước đại lễ 1.000 năm Thăng Long, viện sẽ dùng dung dịch phun tại sáu tuyến mương hở gồm Thụy Khuê, Cống Vị, Nghĩa Đô, Láng Trung, Thái Hà, Yên Lãng và trên toàn tuyến sông Tô Lịch từ đoạn Bưởi tới Ngã Tư Sở.
Sau khi phun loại dung dịch này, mùi hôi sẽ giảm ngay, còn làm nước trong lại phải mất 1-2 ngày và màu nước trong đó duy trì được một tháng. Sau đó sẽ xây đập chắn giữ nước ở vị trí trước khi đổ ra sông nhằm tạo dòng chảy.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đề nghị đơn vị thực hiện cần làm rõ đơn giá chi phí xử lý tính theo mét khối nước thải; chứng minh sản phẩm sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, báo cáo UBND TP xem xét, quyết định.
Mặc dù sông Tô Lịch được nạo vét khá thường xuyên nhưng vẫn chưa cải thiện được
tình trạng ô nhiễm. Ảnh: Báo Công thương
Hồi tháng 9/2009, Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội cũng đã trình kế hoạch triển khai đề án những giải pháp cấp bách giải quyết ô nhiễm môi trường từ nay đến năm 2010 với tổng mức đầu tư khoảng 1.329 tỉ đồng. Trong đó có kế hoạch dự kiến lấy nước sông Hồng qua trạm Liên Mạc để đưa về giải quyết ô nhiễm sông Tô Lịch.
Ông Phạm Văn Khánh, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội cho hay, nguồn nước phù sa này sẽ qua hệ thống đường dẫn, trạm bơm, bể lắng để trước khi đưa vào sông Tô Lịch thì nguồn nước này không còn phù sa.
Theo đề án, với sông Tô Lịch sẽ đầu tư dự án cải tạo thí điểm 1km đầu nguồn với mục tiêu đảm bảo các tiêu chí về thoát nước, môi trường và cảnh quan. Dự án này sẽ theo nguyên tắc tách và thu gom nước thải hai bên bờ sông, xây dựng trạm xử lý quy mô nhỏ và nước sau khi qua xử lý mới được xả xuống sông.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.
