Làm sao để lan rừng nở hoa?
Cách đây ba năm, trong chuyến đi Đà Lạt, tôi mua hai nhánh lan nghinh xuân lấy từ rừng. Sau khi đem về và chăm sóc, cả hai nhành lan đều nở hoa rất đẹp vào dịp tết. Tuy nhiên hai năm qua, mặc dù tôi chăm sóc cẩn thận nhưng không thấy lan rừng ra hoa. Xin hỏi có cách chăm sóc nào để lan rừng có thể nở hoa vào dịp tết không?
(Trần Trọng Phước, TP Huế)
Ông NGUYỄN THIÊN TỊCH (tổng thư ký Hội Hoa lan cây cảnh TP.HCM):
- Nghinh xuân lan có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl Rild), còn được gọi là lan ngọc điểm và lan đai châu. Đây là loài lan thường ra hoa đúng vào mùa xuân nên có tên là nghinh xuân lan. Do là loại lan đơn thân, có rễ gió lớn (rễ mọc ra ngoài không khí) nên cần trồng với than gỗ, xơ dừa... thật thoáng. Chúng thích hợp với cách trồng ghép lên khúc cây bó vào cành cây, hay trồng trong giỏ gỗ...
Bình thường giống cây này rất ưa độ ẩm (khoảng 70-80% độ ẩm). Cây sau khi ra hoa nếu không đáp ứng độ ẩm sẽ khiến rễ, lá teo nhăn lại rất khó hồi phục. Nếu mới trồng, nên tưới phân số 1 (phân nhiều đạm) hay phân số 2 (phân trung hòa đạm và NPK) nồng độ 1-2 gam/lít nước. Trung bình nên tưới nước cho cây hai lần/ngày, tưới vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Muốn lan rừng nở cây vào dịp tết thì cả năm phải chăm sóc cho cây tươi tốt bằng cách tưới nước, tưới phân đầy đủ và để dưới ánh sáng phù hợp.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt
Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.

Những loài cây kỳ lạ trên Trái đất
Cây cối là thành phần quan trọng của cảnh quan tự nhiên và là nguồn cung cấp dồi dào về dưỡng khí, thực phẩm, nơi trú ngụ, vật liệu xây dựng và bảo vệ cho tất cả các sinh vật...
