Lần đầu công bố ảnh những sinh vật to lớn kì bí ở Úc hơn 150 năm trước
Cảng Sydney nước Úc từng có những sinh vật vĩ đại, ẩn mình dưới đại dương sâu thẳm.
Australian Museum là bảo tàng lâu đời nhất ở Úc, với danh tiếng đạt tầm quốc tế trong các lĩnh vực lịch sử tự nhiên và nhân học. Vào ngày 16/2/2019 sắp tới, bảo tàng sẽ lần đầu công bố ảnh chụp của hơn 15.000 mẫu vật được trưng bày trong giai đoạn 1857 - 1890. Triển lãm này mang tên "Capturing Nature", nghĩa là chụp lại những điều đáng kinh ngạc nhất của tự nhiên.
Dù gần 1 tháng nữa triển lãm mới chính thức diễn ra, nhưng Bảo tàng Úc đã hé lộ trước một vài hình ảnh xưa cũ và chúng thật sự gây sửng sốt. Đó là các ảnh chụp lại các loài sinh vật vĩ đại ẩn mình dưới đáy đại dương, rồi do nhiều lí do mà chúng bị dạt vào cảng Sydney.
Độ quý hiếm và kích cỡ của những con vật này là điều mà hậu thế chúng ta rất hiếm khi nhìn hấy. Đại diện của Bảo tàng nước Úc cho biết: "Triển lãm Capturing Nature là một sự kiện đặc biệt, không chỉ ghi lại những thành tựu khoa học ở Úc vào thế kỉ trước mà còn chứng minh sự kì diệu của chiếc máy ảnh - một trong những phát minh hữu ích nhất của con người".
Mời bạn cùng chiêm ngưỡng những tấm hình mà Bảo tàng nước Úc đã giữ kín hơn 150 năm qua!
Phần xương này thuộc về vây của một con cá voi lưng gù. Có thế thấy kích thước của nó vô cùng lớn so với nhân viên bảo tàng đứng bên cạnh.
Bộ xương của Cá voi mõm khoằm, đặt bên ngoài bảo tàng.
Một con cá mặt trời bắt được từ cảng Sydney năm 1882, sau đó nhiều người phải hợp sức mới có thể kéo nó vào bên trong bảo tàng.
Đây là một con rùa da - loài bò sát lớn thứ tư trên Trái Đất sau 3 loài cá sấu. Chúng rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác vì không có mai. Thay vào đó, lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn.
Hàm cá mập trắng.
Hướng dẫn viên bảo tàng Gerald Krefft chụp hình với mẫu vật mới - một con cá nạng hải (Manta Alfredi). Chúng có kích thước lớn nhất nhà cá đuối.
Phần đầu của một con cá voi tấm sừng. Nó không có răng, thay vào đó là tấm sừng để lọc thức ăn trong nước.
Bộ sưu tập mẫu vật cá từ những năm 1870.
Mẫu vật nhồi xác một con cá heo. Điều khó hiểu là 2 chiếc ủng (và một phần chân) ở 2 đầu bàn... Có lẽ ảnh chụp gặp vấn đề kĩ thuật nào đó.

Cận cảnh sinh vật đuôi dài "bạc phận" ở Việt Nam
Ở Việt Nam, con vật có hình dạng “không giống ai” này thường bị “thảm sát”, trong khi người Âu Mỹ lại coi chúng như một sinh vật cảnh độc đáo.

Bộ ảnh con người nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ
Sự hùng vĩ của thiên nhiên khiến cho con người phải xách balo lên và tìm về những nơi ấy, nơi để tâm hồn ta hòa quyện với đất trời, để thấy mình nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la.

Ngắm những hình ảnh tuyết rơi mùa đông đẹp nhất trên khắp thế giới
Hình ảnh về tuyết rơi mùa đông trắng xóa bao phủ một màu trắng khắp các ngôi nhà, rừng cây cho ta cảm giác thật đẹp, không gian tĩnh mịch và mong muốn được một lần được chơi đùa dưới trời mưa tuyết.

Chùm ảnh về phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Làn sóng biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam rầm rộ trong lòng nước Mỹ và nhiều nước khác đã truyền đi thông điệp phản chiến mạnh mẽ những năm 60 và đầu 70, là một trong các nhân tố quan trọng dẫn đến kết thúc cuộc chiến cách đây tròn 40 năm.

Bọ rùa vàng với khả năng “biến hình” cực độc
Bằng cách thay đổi hệ thống luân chuyển mạch trong cơ thể, bọ rùa vàng sẽ biến đổi hình dạng tùy vào môi trường.

Vẻ đẹp hoang dại của loài sói trắng Bắc cực
Sói Bắc cực là loài sói duy nhất may mắn chưa nằm trong danh sách bị đe dọa do nơi ở của chúng quá khắc nghiệt với con người.
