Lần đầu di dời nhiên liệu hạt nhân tại Fukushima

Hãng truyền thông Nhật Bản ngày 18/7 đưa tin các công nhân làm việc tại nhà máy hạt nhân gặp sự cố Daiichi ở tỉnh Fukushima lần đầu tiên đã di dời nhiên liệu hạt nhân tại đây kể từ sau thảm họa động đất - sóng thần hồi tháng 3/2011.

Phát ngôn viên nhà máy cho biết tại thời điểm sóng thần ập đến có hơn 1.300 thanh nhiên liệu đang trong quá trình sử dụng và trên 200 thanh khác chưa được sử dụng vẫn nằm trong bể chứa tại đơn vị số 4, nơi bị tác động nặng nề nhất.


Nhà máy Fukushima Daichi

Một cảnh quay truyền hình cho thấy hàng chục công nhân trong trang phục bảo hộ trắng đang tiến hành hút các thanh nhiên liệu từ bể chứa bằng vòi và hai thanh nhiên liệu có độ dài 4 mét đã được đưa ra khỏi bể chứa.

Trận sóng thần đã làm tan chảy lò phản ứng số 1,2, 3 và làm rỗng lò số 4. Ngoài ra, sự cố thiên nhiên trên cũng đã phá hủy hệ thống làm lạnh khiến bể chứa nhiên liệu vẫn trong tình trạng sôi, sau đó gây ra một vụ nổ sau quá trình tích lũy hydro.

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO)- chủ vận hành nhà máy Fukushima cho biết việc di dời đã được lên kế hoạch từ đầu tháng 7 và đây là lần đầu tiên TEPCO quyết định cho di dời nguyên liệu tại nhà máy kể từ sau khi xảy ra thảm họa.

Công ty cũng sẽ tiến hành kiểm tra về tình trạng han gỉ của các thanh nhiên liệu, vốn bị ăn mòn bởi nước biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News