Lần đầu tiên bắt gặp cảnh "chuyện ấy" của một trong những sinh vật lớn nhất thế giới
Nhân vật chính của chúng ta ngày hôm nay là cá mập voi (hoặc cá nhám voi - whale shark). Chính xác hơn là vì "chuyện ấy" của họ nhà chúng.
Bạn nghĩ việc nhìn thấy đời sống chăn gối của cá nhám voi có dễ hay không? Hẳn là có, vì dù sao chúng cũng nằm trong số những loài vật to lớn bậc nhất thế giới? Nhưng thực tế thì không, vì cho đến tận giờ phút này khoa học vẫn chưa từng ghi lại được trường hợp nào.
Ngay cả mới đây, khi con người đã đến rất gần một cặp đôi cá nhám trở nên thân mật quá mức cần thiết, thì câu trả lời vẫn cứ là không.
Cụ thể, khi đang bay trên rạn san hô Ningaloo phía Tây Úc, phi công Tiffany Klein đã bắt gặp một cảnh tượng lạ. Ở thời điểm ấy, cô đang theo dõi một con cá nhám voi đực vừa bơi gần nhóm thợ lặn cách đó 1h đồng hồ.
Bỗng nhiên, Klein nhận ra con cá bơi một cách bất thường. Hóa ra nó có một mục tiêu cần hướng đến, đó là một con cá nhám voi cái.
Ngay lập tức, Klein rút máy ảnh và ghi lại trọn vẹn khoảnh khắc này.
Cá nhám voi đực đang tiếp cận gần con cái.
Cùng lúc này, một con tàu gồm các nhà khoa học của CSIRO (một tổ chức khoa học của chính phủ Úc) cũng đang quan sát chúng. "Con đực tiếp cận dần, rồi đột nhiên có một cú ngoặt, khiến toàn thân con đực lật ngửa ra" - Richard Pillans, chuyên gia có mặt trên con tàu cho biết.
Có một chi tiết khá thú vị là giống như các loài họ cá mập khác, cá nhám voi không chỉ có một dương vật. Chính xác hơn thì bộ phận sinh dục của chúng được cấu thành từ 2 cơ quan giống dương vật, có dạng như một chiếc móc cài, cho phép chúng giải phóng tinh trùng từ nhiều góc độ khác nhau.
"Trong hình, có thể thấy con cá đực lật ngửa ra, để lộ bộ phận sinh dục nhằm tiến hành "làm chuyện đó" con cái" - Pillans chia sẻ thêm.
Nhưng quá đen chú bé, "đối tượng của nó là một con cái chưa trưởng thành. Nó quá nhỏ, nên mọi nỗ lực là vô hiệu".
"Dù vậy, việc bắt gặp hành vi này cũng rất đáng ghi nhận rồi".
Trên máy bay, Klein cũng được chứng kiến cảnh con cá đực chán nản bơi đi sau pha "cướp vợ" bất thành.
Cá nhám voi có dáng bơi rất kỳ dị khi có nhu cầu giao phối.
George Burgess - chuyên gia nghiên cứu cá mập không có mặt ở hiện trường ở thời điểm đó cho biết đối với cá nhám voi, chúng sẽ có dáng bơi rất kỳ dị khi có nhu cầu giao phối, nhằm mục đích thu hút sự chú ý của con cái. Hành vi này cũng giống như loài công xòe đuôi vậy.
"Dù nó không thành công, nhưng đây cũng là lần đầu tiên chúng ta được quan sát hiện tượng này," - Burgess cho biết. Chỉ tiếc là con cái còn quá nhỏ, nên nó không hiểu anh chàng kia đang muốn làm gì.
Ở thời điểm hiện tại, các kiến thức về cá mập voi vẫn còn đang rất mù mờ. Các thông tin sinh học về chúng có rất ít, và cũng chẳng ai biết gì về độ tuổi sinh sản của chúng cả. Các giả thuyết cho rằng ở cá nhám voi, 30 năm tuổi vẫn được xem là trẻ. Lũ cá này sẽ không có chút động tĩnh gì về việc sinh sản, cho đến khi dạt chiều dài khoảng 8m.
Những con cá nhám đực và cái thường rất ít khi xuất hiện tại khu vực Tây Úc. Mà thực tế, khoa học cũng không biết chúng đi những đâu, hoạt động ở khu vực nào, dù kích thước thì thuộc dạng to lớn gần nhất thế giới.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.
