Lần đầu tiên giải mã thành công cấu trúc bộ gene lúa mỳ

Một nhóm nhà khoa học quốc tế đã lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene lúa mỳ, mở đường cho việc nghiên cứu các biện pháp cải thiện giống cây trồng, nâng cao sản lượng và khả năng kháng bệnh của loại cây lương thực này.

Theo công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí Science (Khoa học) của Mỹ số ra ngày 17/7, hơn 400 nhà khoa học đến từ 57 quốc gia trên thế giới đã tiến hành phân tích cấu trúc gene của giống lúa mỳ "Chinese Spring" (Mùa Xuân Trung Quốc). Đây là loại lúa mỳ được trồng trong phòng thí nghiệm để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.


Nông dân thu hoạch lúa mỳ tại một trang trại gần Nantes, Pháp. (Nguồn: AFP)

Loại lúa mỳ này có tổng cộng 124.000 gene, phần lớn số gene có liên quan tới chất lượng giống cây, khả năng kháng bệnh và chống chọi các điều kiện nuôi trồng khắc nghiệt...

Giáo sư Eduard Akhunov, chuyên gia nông nghiệp thuộc Đại học bang Kansas, cho biết bộ gene lúa mỳ lớn gấp 5 lần bộ gene người. Do đó giải mã gene lúa mỳ thực sự là thách thức lớn với giới khoa học.

Việc các nhà khoa học giải mã thành công cấu trúc gene của giống lúa mỳ "Chinese Spring" được coi là bước tiến quan trọng, giúp tìm ra các biện pháp hữu ích cho ngành nông nghiệp trong tương lai, góp phần giảm nhẹ thách thức về an ninh lương thực trên toàn cầu do dân số thế giới tăng và biến đổi khí hậu.

Lúa mỳ, còn gọi là tiểu mạch, là loại cây lương thực quan trọng, chiếm 30% sản lượng ngũ cốc toàn cầu, sau ngô và lúa. Hạt lúa mỳ được sử dụng để làm bột mỳ trong sản xuất các loại bánh mỳ, mỳ sợi... hoặc được lên men để sản xuất bia, rượu...

Tuy nhiên, sản lượng lúa mỳ trên toàn thế giới đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, chủ yếu do điều kiện thời tiết khô nóng. Giới chuyên môn cho rằng cần phải tăng 70% sản lượng lúa mỳ mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hiện nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

Nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh loài người, sống sót sau nhiều biến đổi địa chất và khí hậu trên Trái Đất.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News