Lần đầu tiên một phụ nữ được trao giải toán học danh giá Abel
Giải thưởng toán học Abel được trao cho bà Karen Uhlenbeck người Mỹ ngày 19/3 vì công trình nghiên cứu về các phương trình vi phân khác của bà.
Theo Hãng tin AFP, Viện hàn lâm Khoa học Na Uy cho biết bà Karen Uhlenbeck là người phụ nữ đầu tiên được trao giải thưởng toán học Abel.
Bà Karen Uhlenbeck, học giả nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại ĐH Princeton ở Mỹ, là người phụ nữ đầu tiên được trao giải thưởng toán học danh giá Abel - (Ảnh: AFP).
"Bà Karen Uhlenbeck nhận giải Abel 2019 vì công trình nghiên cứu cơ bản của bà về giải tích hình học (geometric analysis) và lý thuyết trường chuẩn (gauge theory), những điều đã làm thay đổi đáng kể diện mạo toán học", chủ tịch Ủy ban giải thưởng Abel, nhà toán học người Na Uy, ông Hans Munthe-Kaas, phát biểu.
"Những lý thuyết của bà đã thay đổi hoàn toàn cách hiểu của chúng ta về những bề mặt rất nhỏ, ví như những thứ được tạo nên từ các bong bóng xà phòng, và những vấn đề vi mô tổng quan hơn trong các chiều kích cao hơn", ông tiếp.
Bà Uhlenbeck, 76 tuổi, là học giả nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại ĐH Princeton (Mỹ). Bà còn là phó giáo sư thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu cao cấp (IAS) tại Mỹ.
Nhà toán học này cũng là người ủng hộ mạnh mẽ vấn đề bình đẳng giới trong khoa học và toán học.
Giải thưởng toán học Abel có giá trị hiện kim 6 triệu kroner (703.000 USD).
Giải thưởng Abel được đặt tên theo tên của nhà toán học Na Uy ở thế kỷ 19, ông Niels Henrik Abel. Giải thưởng được chính phủ Na Uy thành lập năm 2002 và một năm sau thì trao giải này lần đầu tiên.
Giải Abel tôn vinh những thành tựu toán học xuất sắc,nhưng không xét những thành tựu đã được trao giải Nobel.
Cùng với Huân chương Fields - giải thưởng được trao 4 năm một lần tại mỗi kỳ đại hội quốc tế của Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU), Abel là một trong những giải thưởng toán học danh giá nhất thế giới.
Theo thông tin tiểu sử về bà Karen Uhlenbeck trên trang Wikipedia (tiếng Anh), bà tên đầy đủ là Karen Keskulla Uhlenbeck, sinh ngày 24/8/1942, là người Mỹ. Bà là giáo sư toán tại ĐH Texas ở Austin.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.
