Lần đầu tiên nhà khoa học nữ được Giải thưởng Tạ Quang Bửu

Trong số ba nhà khoa học được phê duyệt đề xuất tặng Giải chính năm 2019 có một nhà khoa học là nữ.

Ngày 25/4, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã phê duyệt đề xuất trao tặng Giải chính, Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 cho ba nhà khoa học được Hội đồng Giải thưởng đề nghị.

Trong số đó có PGS Phạm Đức Chính, Viện Cơ học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (lĩnh vực Cơ học); PGS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (lĩnh vực Y sinh Dược học) và TS Lê Trọng Lư, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (lĩnh vực Vật lý).

Đây là năm đầu tiên, Hội đồng giải thưởng đề xuất trao tặng cho nhà khoa học nữ và cho các nhà khoa học trong các lĩnh vực Y sinh Dược học và Cơ học.


PGS Nguyễn Lê Khánh Hằng.

Trước đó Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố danh sách công trình đề cử, xem xét tại Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2019. Trong 8 công trình được chọn có 6 hồ sơ đề cử cho tác giả của công trình khoa học xuất sắc (Giải chính) và 2 hồ sơ đề cử cho nhà khoa học trẻ dưới 35 tuổi (Giải trẻ). Các đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 thuộc các ngành Toán học, Vật lý, Khoa học Trái đất và Môi trường, Cơ học, Khoa học Sự sống - Y sinh Dược học.

Khởi động từ tháng 11/2018, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Cơ quan thường trực giải thưởng) đã tiếp nhận 45 hồ sơ đăng ký tham gia. Sau đó cơ quan thường trực giải thưởng đã đánh giá hồ sơ tại các hội đồng khoa học chuyên ngành và lựa chọn, đề xuất lên hội đồng giải thưởng.

Lễ trao giải dự kiến sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (18/5).

Sáu đề cử giải chính:

1 Le Quy Thuong, "Proofs of the integral identity conjecture over algebraically closed fields", Duke Mathematical Journal 164, (2015), pp 157-194. TS. Lê Quý Thường (lĩnh vực Toán học) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

2 N. Quang Hung, N. Dinh Dang, and L. T. Quynh Huong, "Simultaneous microscopic description of nuclear level density and radiative strength function", Physical Review Letters 118 (2017), pp 022502(1)-022502(5). PGS.TS Nguyễn Quang Hưng (lĩnh vực Vật lý), Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng - Đại học Duy Tân

3 Le T. Lu, Ngo T. Dung, Le D. Tung, Cao T. Thanh, Ong K. Quy, Nguyen V. Chuc, Shinya Maenosonoe and Nguyen T. K. Thanh, "Synthesis of magnetic cobalt ferrite nanoparticles with controlled morphology, monodispersity and composition: the influence of solvent, surfactant, reductant and synthetic condition", Nanoscale 7 (2015), pp 19596–19610. PGS.TS. Lê Trọng Lư (lĩnh vực Vật lý), Viện Kỹ thuật Nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

4 Vo T.D.H., Bui X.T.*, Nguyen D.D., Nguyen V.T., Ngo H.H., Guo W., Nguyen P.D., Nguyen C.N., Lin C., "Wastewater treatment and biomass growth of eight plants for shallow bed wetland roofs", Bioresource Technology 247 (2018), pp 992–998. PGS Bùi Xuân Thành (lĩnh vực Khoa học Trái đất và Môi trường) Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TPHCM.

5 Pham DC, "Consistent limited kinematic hardening plasticity theory and path-independent shake-down theorems", International Journal of Mechanical Sciences 130 (2017), pp 11–18. PGS.TSKH. Phạm Đức Chính (lĩnh vực Cơ học), Viện Cơ học - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

6 Adrian Creanga, Nguyen Le Khanh Hang, Vuong Duc Cuong, Ha T. Nguyen, Hoang Vu Mai Phuong, Le Thi Thanh, Nguyen Co Thach, Pham Thi Hien, Nguyen Tung, Yunho Jang, Amanda Balish, Nguyen Hoang Dang, Mai Thuy Duong, Ngo Thu Huong, Do Ngoc Hoa, Nguyen Dang Tho, Alexander Klimov1, Bryan K. Kapella, Larisa Gubareva, James C. Kile, Nguyen Tran Hien, Le Quynh Mai, C. Todd Davis1, "Highly Pathogenic Avian Infuenza A(H5N1) Viruses at the Animal–Human Interface in Vietnam, 2003–2010". The Journal of Infectious Diseases 216 (2017), pp S529–38. PGS.TSKH. Nguyễn Lê Khánh Hằng (lĩnh vực Khoa học sự sống - Y Sinh Dược học), Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

Hai đề cử giải trẻ:

1 Hoang Son Do, "Degenerate complex Monge–Ampère flows on strictly pseudoconvex domains", Mathematische Zeitschrift 287 (2017), pp 587-614. TS Đỗ Hoàng Sơn (lĩnh vực Toán học), Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2 H. T. M. Nghiem and T. A. Costi "Time Evolution of the Kondo Resonance in Response to a Quench", Physical Review Letters 119 (2017), pp 156601(1)- 156601(6). TS. Nghiêm Thị Minh Hoà (lĩnh vực Vật lý), Viện nghiên cứu tiên tiến Phenikaa - Đại học Phenikaa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Đăng ngày: 30/01/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News