Lần đầu tiên quan sát được dải từ trường nối liền 2 thiên hà
Mới đây, các nhà khoa học phát hiện bằng chứng của một trường từ tính (từ trường) tạo thành 1 "cây cầu" liên kết 2 thiên hà khổng lồ gần chúng ta nhất với nhau.
Được biết đến với cái tên Magellanic Bridge, cây cầu này là một đám mây lớn khí neutron trải dài khoảng 75.000 năm ánh sáng giữa hai thiên hà gần chúng ta là Đám mây Magellan lớn và Đám mây Magellan nhỏ.
Từ trường giữa 2 ngân hà. (Ảnh Sciencealert.com).
Mặc dù các nhà nghiên cứu đều đoán trước được cây cầu này sẽ tồn tại, tuy nhiên đây lại là lần đầu tiên họ tận mắt quan sát được từ trường của nó. Giúp chúng ta hiểu được cách thức mà chúng được tạo thành.
"Có nhiều gợi ý về sự tồn tại của từ trường, nhưng chưa ai quan sát được nó cho tới lúc này", dẫn đầu nhóm nghiên cứu, nhà khoa học Jane Kaczmarek của Đại học Sydney (Úc) cho biết.
Hai thiên hà "hàng xóm" của chúng ta là Đám mây Magellan lớn và Đám mây Magellan nhỏ (Ảnh phía dưới) lần lượt cách chúng ta 160.000 và 200.000 năm ánh sáng, bạn có thể thấy chúng ngay cả khi nhìn bằng mắt thường vào ban đêm ở phương nam.
Hai dải ngân hà có thể thấy bằng mắt thường. (Ảnh ESO/J. Colosimo).
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng từ trường mới phát hiện này có cường độ bằng một phần một triệutừ trường Trái Đất của chúng ta.
Có hai giả thuyết được đưa ra ở đây: Một là từ trường này được sinh ra từ bên trong cây cầu sau khi cây cầu được tạo thành; Hai là nó có thể là một phần bị "xé" ra từ những thiên hà lùn (dwarf galaxies) đã tạo ra cây cầu này.
Nhà nghiên cứu Bryan Gaensler từ Đại học Toronto (Canada) nói: "Bất cứ nơi đâu, mỗi lần chúng tôi nhìn lên bầu trời, chúng tôi đều tìm kiếm dấu hiệu của từ tính".
Dải từ trường nối liền 2 thiên hà là Đám mây Magellan lớn và Đám mây Magellan nhỏ. (Ảnh: Internet).
Có một lý do khiến việc phát hiện này phải tới ngày nay mới có thể xác nhận dù các nhà khoa học đều biết sự tồn tại của nó, đó là chúng ta chỉ có thể quan sát nó một cách gián tiếp khi nó tác động tới các cấu trúc khác trong không gian.
Việc phát hiện này có ý nghĩa rất lớn vì giúp chúng ta hiểu thêm về các thiên hà lân cận mà còn hiểu hơn về chính Dải Ngân hà của chúng ta, nó sẽ tiến triển như thế nào trong tương lai.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.