Lần đầu tiên sau 3000 năm biến mất, quỷ Tasmania quay trở lại lục địa Australia
Nổi tiếng vì sự hung dữ và bộ hàm mạnh mẽ, quỷ Tasmania đã bị xóa sổ hoàn toàn ở lục địa Australia vào thời điểm 3000 năm trước
Đã 3.000 năm kể từ khi tiếng thét chói tai của quỷ Tasmania vang lên khắp các khu rừng ở lục địa Australia. Nhưng giờ đây, nhờ nỗ lực của các nhà bảo tồn, hàng chục cá thể của loài động vật ăn thịt nhỏ bé có nguy cơ tuyệt chủng này đã lần đầu tiên trở lại lục địa Australia sau hàng nghìn năm.
Theo đó, tổ chức phi chính phủ Australia Aussie Ark đã thả 26 con quỷ Tasmania vào một khu bảo tồn động vật hoang dã rộng 400 ha ở phía bắc Sydney, bang New South Wales. Chúng được nuôi dưỡng và bảo tồn nhờ chương trình nhân giống của Aussie Ark, vốn phát triển từ 44 cá thể quỷ Tasmania vào năm 2011 lên tới hơn 200 cá thể ngày nay. Là loài ăn xác thối, quỷ Tasmania đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một hệ sinh thái lành mạnh, cân bằng - đó là lý do tại sao các nhà khoa học đã cố gắng rất nhiều để đưa chúng trở lại.
Quỷ Tasmania (tên khoa học: Sarcophilus harrisii) là một loài thú có túi ăn thịt của họ Dasyuridae.
"Trong 100 năm nữa, chúng ta sẽ nhìn lại ngày hôm nay như là thời điểm hệ sinh thái của cả một đất nước bắt đầu khôi phục trở lại" - Tim Faulkner, chủ tịch của Aussie Ark cho biết. "Đây không chỉ là sự tái sinh một trong những loài động vật được yêu thích của Australia, mà còn là loài động vật sẽ kiến tạo toàn bộ môi trường xung quanh nó, phục hồi và tái cân bằng hệ sinh thái rừng của chúng ta sau nhiều thế kỷ bị tàn phá bởi cáo, mèo và những kẻ săn mồi xâm lấn khác".
Với kích thước tương đương với loài chó cảnh, quỷ Tasmania nổi tiếng vì sự hung dữ và bộ hàm mạnh mẽ, vốn có thể gặm những khối thịt lớn thành mảnh vụn trong vài phút. Tuy nhiên, loài động vật này đã bị xóa sổ hoàn toàn ở lục địa Australia vào thời điểm 3000 năm trước. Theo đó, sự xuất hiện của giống chó dingo đến từ Đông Nam Á vào thời điểm 4000 năm trước được cho là nguyên nhân chính khiến một loạt động vật có túi như hổ Tasmania và quỷ Tasmania bị tuyệt chủng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây lại cho thấy, chính các hành động của con người mới là nguyên nhân chủ yếu khiến quỷ Tasmania biến mất khỏi Australia hàng thiên niên kỷ trước. Theo đó, khi các thợ săn thời tiền sử giết chết hết các loài động vật ăn cỏ có kích thước lớn (được gọi chung là Megafauna), quỷ Tasmania đã rơi vào cảnh thiếu thốn thức ăn.
Đáng chú ý, vào những năm 1990, loài động vật có túi này đã tiếp tục suy giảm mạnh về mặt số lượng do chúng mắc phải căn bệnh ung thư mặt truyền nhiễm (hay Bệnh khối u mặt quỷ) không thể cứu chữa được. Chính căn bệnh này đã khiến quần thể quỷ Tasmania hiếm hoi còn sót lại trên đảo Tasmania, ngoài khơi phía Nam của Australia, giảm xuống chỉ còn 25.000 con.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư
Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới
Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Các loài cá kỳ quái nhất hành tinh
Với ngoại hình độc đáo, khác lạ, cá mặt trăng, cá mập Wobbegong, cá cần câu, cá chiêm tinh, cá dơi môi đỏ, cá giọt nước hay cá mập Goblin... được mệnh danh là những loài cá kỳ dị nhất hành tinh.
