Lần đầu tìm thấy "điểm tận cùng" của con người
Chúng ta thường nhận được lời khuyên cố gắng để đẩy lui mọi giới hạn, vì tiềm năng của con người là vô biên. Nhưng nghiên cứu mới ở Mỹ chứng minh điều ngược lại.
Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science Advances từ Đại học Duke (Mỹ) lần đầu tiên đã chứng minh rằng dù có cố gắng đến đâu, con người cũng phải chịu khuất phục trước một mốc giới hạn: 2,5 lần tốc độ trao đổi chất khi nghỉ ngơi của cơ thể. Cố vượt qua mốc này, con người có thể tự làm cơ thể mình hỏng hóc.
"Giới hạn cứng" để con người có thể vận động, tiêu thụ năng lượng một cách tích cực và giúp cơ thể khỏe mạnh là những bài tập đòi hỏi 2,5 lần tốc độ trao đổi chất khi nghỉ ngơi của cơ thể trở xuống - (ảnh: SHUTTERSTOCK)
Để xác đinh mốc giới hạn này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ một số sự kiện đòi hỏi con người phát huy sức mạnh, sức bền tối đa trong các điều kiện cực đoan nhất trên hành tinh, điển hình là những người tham gia The Race Across the USA (cuộc marathon xuyên nước Mỹ).
Mẫu nước tiểu của họ được thu thập ở chặng đầu tiên và cuối cùng của cuộc đua kéo dài 5 tháng. Kết quả được đem đối chiếu với dữ liệu trước đó từ các hoạt động thể lực dữ dội bậc nhất khác như những vận động viên bơi lội, leo núi ở Bắc Cực, đua xe đạp Tour de France và cả dữ liệu của các vận động viên The Race Across the USA những năm trước đó.
Những người này quả thật có thể tạm vượt qua mốc giới hạn 2,5 lần tốc độ trao đổi chất khi nghỉ ngơi nói trên, nhưng mọi thứ không bền vững. Ví dụ trong 23 ngày tham gia Tour de France, người tham gia có thể đốt cháy lượng calo gấp 4,9 lần tốc độ trao đổi chất khi nghỉ ngơi, người chạy marathon có khi đốt cháy 15,6 lần mức trao đổi chất trung bình. Nhưng nếu cố gắng duy trì điều này, cơ thể bạn bắt đầu ăn mòn các nguồn lực của chính mình mà biểu hiện đầu tiên là giảm cân, sau đó sẽ là những vấn đề nghiêm trọng hơn bao gồm suy kiệt hoàn toàn.
Vì vậy, mốc 2,5 lần chính là con số bạn phải lưu ý khi cố gắng duy trì thói quen tập thể thao, hoạt động thể chất tích cực hàng ngày. Giữ mình không quá "điểm tận cùng" mới thực sự giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Với một người bình thường, điểm tận cùng này tương đương khoảng 4.000 calo/ngày.
Phó giáo sư Herman Pontzer, chuyên gia về nhân chủng học tiến hóa tại Đại học Duke, thành viên nhóm nghiên cứu, phân tích rằng "giới hạn cứng" 2,5 lần tốc độ trao đổi chất ở con người có thể có nguyên nhân sâu xa từ hệ thống tiêu hóa của bạn, ví dụ như lượng calo và ruột có thể hấp thụ trong 1 ngày.

Những điều bạn chưa biết về kinh tuyến và vĩ tuyến
Dưới đây là những khái niệm cơ bản và dễ hiểu nhất về kinh tuyến và vĩ tuyến, cũng như cách xác định kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ, mời các bạn cùng xem.

Google Maps hoạt động như thế nào?
Google Maps đã trở thành một phần thiết yếu của internet trong một thập kỷ trở lại đây, nhưng rất ít người biết cách thức hoạt động của nó như thế nào.

Người đàn ông "không có não" mà vẫn sống thách thức giới khoa học
Bệnh nhân 44 tuổi có đầy đủ nhận thức như bao người dù mang bộ não khác thường.

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy
Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?
Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.

Những quái vật từng "làm mưa làm gió" trong thần thoại
Trong thần thoại bên cạnh những con vật hần kỳ như: Hydra và Hades, nhện khổng lồ... còn tồn tại nhiều quái vật kỳ lạ ít được biết đến và dần bị lãng quên: Sói lai sư tử Crocotta, hàm lợn đuôi voi Yale, mình trâu đầu bò Catoblepas...
