Lắng nghe âm thanh của đại dương
Vị trí của cáp ngầm ngoài khơi biển California, sẽ được sử dụng cho dự án nghe âm thanh đại dương.
Trượt đất, động đất, hay tiếng hát du dương của cá voi... Biển khơi có thể cực kỳ ồn ào, sôi động với đủ mọi hoà âm. Không lâu nữa, ta sẽ biết rõ những giai điệu sâu thẳm này nhờ các thiết bị đặc biệt thu âm đại dương.
Trong nỗ lực khám phá bí ẩn của bản thể sự sống dưới đại dương, các nhà khoa học Mỹ đã đặt một ống nghe ngoài khơi vùng biển California. “Có rất nhiều thứ tạo ra tiếng ồn trong lòng đại dương. Cá voi, cá heo, cá nhà táng hay tiếng vặn vẹo cót két từ chính trong lòng trái đất”, Chris Fox, một nhà hải dương học thuộc Tổ chức Khí quyển và Đại dương Quốc gia cho hay.
Cùng với các nhà khoa học khác, nhiều ngày trước đây Fox đã dong buồm trên một con tàu khoa học đi từ San Francisco tới gần vịnh Monterey, nơi họ đặt một loạt các tai nghe điện tử xuống vùng nước sâu của một rãnh núi dưới đại dương. Đây là lần đầu tiên các ống nghe dưới nước được ứng dụng hoàn toàn vì mục đích dân sự. Trước kia, thiết bị này đã được quân đội Mỹ sử dụng để nghe trộm những âm thanh ro ro hay rì rì ồn ã phát ra từ động cơ của thuyền bè và tàu ngầm.
Lần nghiên cứu này, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến cá voi xanh và những động vật đồ sộ tương tự đang có nguy cơ tuyệt chủng. Số liệu âm thanh sẽ giúp họ theo dõi đường di trú của chúng ngoài khơi Thái Bình Dương. Ngoài ra, các nhà hải dương học cũng hy vọng có thể phát hiện tiếng động của các vụ trượt đất, động đất (đôi khi phát sinh từ cách đó hàng ngàn dặm), cũng như những âm thanh bí ẩn của đại dương.

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Lý do không thủy cung nào dám nuôi "sát thủ đại dương"
Cá mập trắng rất khó thích nghi với cuộc sống ở thủy cung vì nhiều lý do như chế độ ăn, không gian hạn chế và tác động từ môi trường bên ngoài, theo IFL Science.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
