Lãnh đạo thế giới nhóm họp vì hổ

Các nguyên thủ quốc gia hôm qua nhất trí thành lập chương trình bảo tồn hổ trong hội nghị thượng đỉnh về loài mèo lớn tại Nga.


Số lượng hổ chỉ còn khoảng 3.200 con trong năm 2010.

Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về hổ khai mạc tại thành phố Saint Petersburg của Nga hôm 21/11 và sẽ kết thúc vào ngày 24/11. Thủ tướng Nga Vladimir Putin chủ trì hội nghị.

Đây là cuộc họp chưa từng có tiền lệ của các nhà lãnh đạo thế giới với trọng tâm là tăng gấp đôi số lượng hổ. Sáng kiến toàn cầu về hổ là một ví dụ về sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn thiên nhiên”, AFP dẫn lời ông Jim Adams, phó chủ tịch khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới, trong bài phát biểu tại hội nghị.

Các nhà lãnh đạo nhất trí thông qua việc thành lập một chương trình nhằm tăng gấp đôi số lượng hổ trên thế giới, đồng thời kêu gọi các tổ chức, cá nhân tài trợ cho chương trình. Ngân hàng Thế giới cho rằng các nỗ lực cứu hổ - như chống bọn săn trộm và khuyến khích người dân bảo vệ hổ – cần ít nhất 350 triệu USD trong 5 năm tới.

Cách đây một thế kỷ khoảng 100 nghìn con hổ tồn tại trên trái đất. Nạn buôn bán các bộ phận của hổ cùng tình trạng suy giảm môi trường sống khiến số lượng hổ chỉ còn khoảng 3.200 con trong năm 2010.

Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (WWF) cảnh báo hổ có nguy cơ tuyệt chủng vào năm Hổ tiếp theo (2022).

Thành công của các nỗ lực cứu hổ phụ thuộc vào thiện chí chính trị của các nước có hổ”, Tổng giám đốc WWF, ông James Leape, phát biểu.

13 nước có hổ trên thế giới bao gồm: Nga, Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái Lan và Việt Nam. Các chuyên gia bảo tồn nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là hai nước có vai trò lớn nhất trong nỗ lực bảo vệ hổ.

Khoảng một nửa số lượng hổ trên thế giới sống ở Ấn Độ, còn Trung Quốc là nơi mà các bộ phận của hổ được tiêu thụ mạnh nhất.

Tình hình tiêu thụ các bộ phận của hổ tại Trung Quốc ngày càng trở nên nghiêm trọng. Giới chức Trung Quốc đang và sẽ gặp nhiều trở ngại trong nỗ lực ngăn chặn, bởi thói quen dùng các bộ phận của hổ đã tồn tại hàng nghìn năm”, Alexei Vaisman, một chuyên gia của WWF, nhận định.

Nga là nước duy nhất mà số lượng hổ tăng trong vài năm gần đây. Trong thập niên 60 nước này chỉ có khoảng 80 tới 100 con. Nhưng hiện nay số lượng hổ tại Nga đã lên tới 500.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News