Lão nông đào được 60kg vàng dưới giếng, chuyên gia nhận định: Còn 200 tấn vàng nữa
Ở Trung Quốc thời cổ đại, các kim loại quý như vàng, bạc và đồng được sử dụng làm tiền tệ lưu thông rộng rãi trong và ngoài nước. Ngay cả khi "giao tử"- loại tiền giấy đầu tiên của Trung Quốc cổ đại ra đời, việc sử dụng vàng, bạc và đồng vẫn rất phổ biến.
Lịch sử biến đổi của đồng tiền xuyên suốt 5000 năm lịch sử của dân tộc Trung Hoa, là sợi dây nối liên chúng ta với quá khứ, với sự phát triển của văn minh loài người. Những thay đổi của tiền tệ không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi triều đại mà còn cho thấy trình độ, sự khéo léo của những thợ thủ công ở thời đại đó.
Mặc dù độ tinh khiết của vàng cổ kém xa so với vàng hiện đại, tuy nhiên, giá trị của nó lại cao hơn nhiều so với vàng hiện đại. Sự khác biệt, hiển nhiên, đến từ giá trị lịch sử văn hóa to lớn của nó.
Đào giếng được vàng
Năm 1990, tại một ngôi làng miền núi nhỏ ở ngoại ô phía đông bắc Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, có một người nông dân đào giếng để tưới cho vườn rau khô cạn nhà mình. Khi đào xuống độ sâu 3 - 4 mét, chiếc cuốc bất ngờ va phải một vật cứng. Ông dùng xẻng cẩn thận xới đất lên thì phát hiện một đống lớn "bánh vàng". Tổng số vàng ông đào được hôm ấy lên đến 60kg.
Ông mừng rỡ mang số vàng này đến ngân hàng hỏi giá để bán. Tuy nhiên nhân viên ngân hàng khi nhìn thấy hình dáng cổ xưa của chúng đã gọi ngay cho cơ quan có chức năng đến kiểm tra. Các chuyên gia vào cuộc và xác định rằng miếng vàng có hình tròn lõm ở giữa và lồi xung quanh mà ông lão tìm thấy chính là đồng tiền của thời Tây Hán.
Cận cảnh hình dáng miếng vàng. (Nguồn: Sohu).
Theo luật pháp Trung Quốc, bất cứ ai tìm thấy cổ vật, di tích lịch sử văn hóa dưới lòng đất trên phạm vi lãnh thổ Trung Quốc đều phải giao nộp cho nhà nước.
Dưới sự thuyết phục của Cục Di sản văn hóa, gia đình lão nông đã giao nộp toàn bộ 60kg tiền vàng. Để biểu dương hành động của ông, Cục đã long trọng trao thưởng cho gia đình 500 nhân dân tệ (1,7 triệu VND) và một lá cờ lưu niệm.
Vàng do Vương Mãng thu thập
Sau khi tham khảo sử sách, các chuyên gia phát hiện ra rằng những đồng tiền vàng này được đúc vào cuối thời Tây Hán và là vật dự trữ trong kho bạc của triều đình Vương Mãng.
Vương Mãng (45 TCN- 23 SCN) là một quyền thần nhà Hán, người về sau trở thành vị Hoàng đế duy nhất của nhà Tân, triều đại làm gián đoạn giai đoạn chiều dài lịch sử nhà Hán trong vòng 16 năm.
Chân dung Vương Mãng. (Nguồn: Sohu).
Từ vai trò trọng thần trong triều đình nhà Hán, Vương Mãng đã từng bước nắm những chức vụ cao nhất, thao túng triều chính và cuối cùng cướp ngôi nhà Hán, sáng lập triều đại nhà Tân. Tuy nhiên chỉ sau 16 năm, triều đại nhà Tân đã sụp đổ cùng với cái chết vị vua đầu tiên.
Dưới thời chính quyền của Vương Mãng, triều đình chủ trương quốc hữu hóa tiền tệ và hạn chế nghiêm ngặt việc lưu thông kim loại quý trên thị trường. Chính vì vậy, ngoài việc lấy vàng trong kho bạc Tây An làm của riêng, Vương Mãng còn ra lệnh thu gom vàng tư nhân trong dân gian.
Số vàng thu thập được đang trưng bày trong viện bảo tàng. (Nguồn: Sohu).
Theo "Hán Thư - Vương Mãng truyện", trong 15 năm, ước tính Vương Mãng đã thu được 300 tấn vàng, còn nơi cất giữ số vàng khổng lồ này thì không ai biết.
Số vàng mà lão nông ở Thiểm Tây phát hiện rất có khả năng là số vàng mà Vương Mãng đã thu gom trong 15 năm đó. Lão nông đã tìm được 60kg, các chuyên gia cho biết hơn 200 tấn vàng còn lại có thể vẫn còn nằm đâu đó dưới lòng đất.
Vương Mãng mất năm 23 sau Công Nguyên, cũng là năm trị vì thứ 15 của ông. Sau khi Vương Mãng qua đời, nhiều người đã cố tìm kiếm nơi cất giữ kho báu khổng lồ đó nhưng vô dụng. Các chuyên gia thậm chí đã từng nghi ngờ ông lão nông dân biết được nguồn tin bí mật nào đó nhưng hóa ra ông chỉ may mắn đào trúng mà thôi.
- Cựu quan chức Lầu Năm Góc tiết lộ điều chưa từng có về người ngoài hành tinh
- "Hoa mắt chóng mặt" với tuyến đường cổ quanh co có 600 khúc cua
- Rùng mình với những cung đường tử thần