Lập được bản đồ 3D trong lòng Trái Đất, tiết lộ đường đi của dung nham

Bằng cách theo dõi đường đi của 273 cơn địa chấn mạnh trong suốt 20 năm qua, các nhà khoa học tại UC Berkeley đã lần đầu tiên lập nên một bản đồ 3D về cấu trúc bên trong Trái Đất và điều đó lý giải được magma do núi lửa phun trào từ đâu mà có.

Các nhà khoa học đã lập được bản đồ 3D trong lòng Trái đất

Chúng ta đều biết khi núi lửa hoạt động thì magma sẽ phun trào “từ dưới lòng đất” lên bề mặt. Nhưng người ta vẫn chưa biết được cụ thể làm thế nào miệng núi lửa có thể liên kết với phần lõi của túi dung nham sâu 2900km bên dưới bề mặt Trái Đất. Và quan trọng hơn, họ biết được rằng hầu hết các luồng dung nham không đi theo đường thẳng từ dưới lên, mà bắt nguồn từ “2 nguồn chính” và lan tỏa ra dần lên trên mặt đất tại các điểm nóng núi lửa.

 

Như có thể thấy từ bức bản đồ (trong video), 2 vùng màu đỏ chính là 2 nguồn dung nham của Trái Đất. Nó nằm ở bên dưới lớp vỏ Trái Đất và phía trên lõi sắt. Bản đồ độ chi tiết cao này không chỉ cho thấy mạng lưới liên kết giữa các điểm nóng trên hành tinh mà còn tiết lộ đường đi của các luồng dung dam dài 1000km trải rộng ra từ 600 đến 1000km, rộng hơn 5 lần so với các dự đoán trước đây. Các luồng dung nham này có nhiệt độ nóng hơn 400 độ C so với các lớp đá xung quanh.


Mặt cắt chùm mantle dày 1800km nằm bên dưới Thái Bình Dương và mạng liên kết với các điểm nóng núi lửa trên mặt đất​.

Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng bản đồ này vẫn chưa thật sự hoàn hảo do vẫn còn nhiều điểm nóng núi lửa chưa được liệt kê. Tuy nhiên, đây là một bước tiến rất lớn, tăng cường thêm hiểu biết về các luồng dung nham vốn vẫn là bí ẩn đối với các nhà địa chất trước đây. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ cho ra đời phiên bản độ chi tiết cao hơn nữa nhờ sự hỗ trợ của các vệ tinh cảm ứng trọng lực.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News