Lập ngân hàng tinh trùng ong

Giới khoa học đã nghĩ ra một cách hiệu quả để đối phó với tình trạng rối loạn sụp đổ bầy đàn ở ong: lập ngân hàng tinh trùng cho chúng.

Ong mật trên thế giới đang lâm vào cảnh khó khăn, do lượng thuốc trừ sâu quá lớn và bị lạm dụng quá nhiều đã hủy hoại cơ thể chúng, cũng như việc phải đối phó với một dạng ký sinh trùng làm ngăn cản sự phát triển của ong non.

Chưa hết, việc sinh sống giữa các nền văn hóa loài người đã giới hạn sự đa dạng về mặt dinh dưỡng của chúng

Lập ngân hàng tinh trùng ong
Cộng đồng ong tại Mỹ đang đối mặt với thách thức sống còn

Hậu quả tất yếu là chúng đang lâm vào tình trạng rối loạn sụp đổ bầy đàn, chỉ hiện tượng ong thợ đột ngột biến mất, đẩy cả đàn vào kết cục bi thảm và đe dọa chu trình thụ phấn tự nhiên trong nông nghiệp.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Washington (Mỹ) cho rằng đã tìm được cách giải quyết ổn thỏa cho vấn đề này, theo hướng trước hết sẽ đa dạng hóa kho gien của ong mật tại Mỹ.

The Atlantic Wire dẫn lời chuyên gia Susan Cobey giải thích tinh dịch ong vẫn giữ tươi được từ 10 đến 14 ngày trong điều kiện nhiệt độ bình thường ở phòng kín. Chúng sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để đông lạnh hoặc bơm vào vòi trứng của ong chúa đã chọn lọc.

Trước đó, tinh dịch sẽ được thu thập từ những bầy ong mạnh mẽ nhất và tốt nhất ở châu Âu, sau đó bơm vào kho ong chúa mạnh nhất ở Mỹ, từ đó củng cố và đa dạng hóa các bầy ong ở Mỹ.

Về câu hỏi làm sao có thể lưu trữ vật liệu di truyền của ong mật trong nhiều năm, các chuyên gia phát hiện nitrogen lỏng có thể làm được điều này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News