Lắp quạt điện trong quần
Những chiếc quần ướt sũng vì mồ hôi có thể trở thành hình ảnh của dĩ vãng nếu mọi người sử dụng loại quần có khả năng làm giảm nhiệt độ do một công ty Nhật Bản sản xuất.
Áo và quần của công ty Kuchofuku được tích hợp những cánh quạt để đưa không khí từ bên ngoài lớp vải vào bên trong. Vải dành cho trang phục được tạo ra từ hỗn hợp giữa polyester và bông. Những chiếc áo điều hòa đã xuất hiện trên thị trường từ vài năm trước. Ảnh: Elite Daily.
Kuchofuku Air-Conditioned Cooling, tên của loại quần mới, được tích hợp những cánh quạt có khả năng làm mát. Mỗi quạt, nằm gọn trong túi bên ngoài quần, có đường kính khoảng 10cm và được cấp điện bởi hai quả pin AA. Lượng điện trong cặp pin đủ lớn để quạt hoạt động liên tục trong vài giờ. Khi điện trong pin cạn kiệt, người sử dụng có thể cắm dây điện của quạt vào cổng USB của máy tính để lấy điện. Người sử dụng có thể tháo quạt và các linh kiện điện để lau, rửa, Gizmag đưa tin.
Quần có khả năng làm mát là phát minh của Hiroshi Ichigaya, một chuyên gia kỹ thuật từng làm việc cho tập đoàn Sony. Hiện nay Ichigaya giữ chức chủ tịch công ty Kuchofuku. Công ty này từng tung ra thị trường loại áo điều hòa nhiệt độ từ vài năm trước. Ngoài ra công ty còn sản xuất nhiều sản phẩm có khả năng làm mát khác như đệm, màn.
Thông thường mồ hôi bốc hơi sau khi thoát ra ngoài cơ thể, tạo nên hiệu ứng mát. Trang phục bình thường lại ngăn cản quá trình bốc hơi của mồ hôi vì chúng "nhốt" các giọt nước.
Những cánh quạt trong trang phục của Ichigaya tạo ra luồng không khí - thứ giúp mồ hôi bốc hơi nhanh hơn. Khiếm khuyết duy nhất của trang phục là nó phồng lên mỗi khi quạt chuyển động.
Giá của mỗi chiếc quần Kuchofuku là 208 USD tại thị trường Nhật Bản.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
