Lập trạm cứu hộ bảo tồn rùa quý hiếm Trung Bộ
Chương trình bảo tồn rùa Châu Á (ATP) của vườn thú Cleverland Metropark (Mỹ) quyết định cấp 20.000 USD cho dự án lập trạm bảo tồn rùa Trung Bộ tại Quảng Ngãi, trước nguy cơ loài này bị tuyệt chủng.
Sáng nay Chi cục trưởng kiểm lâm Quảng Ngãi Nguyễn Văn Hân cho biết, ATP đang tiến hành khảo sát thực địa, phỏng vấn người dân trên địa bàn tỉnh, xác định tọa độ sinh cảnh, phân định ranh giới của các khu chức năng... để thực hiện dự án bảo tồn rùa Trung bộ.
Rùa Trung Bộ (Mauremys anammensis) là loài rùa đặc hữu quý hiếm được phát hiện tại khu vực miền Trung, được quan tâm gìn giữ đặc biệt, sống tập trung ở những vùng ngập nước trải dài các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
![]() |
Cán bộ kiểm lâm Chi cục kiểm lâm Quảng Ngãi đang kiểm tra một số cá thể rùa Trung Bộ quý hiếm được phát hiện tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, bàn giao cho vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình). Ảnh: Trí Tín |
Loài động vật này đang bị đe dọa nghiêm trọng do phần lớn môi trường sống mất đi hoặc bị chia cắt. Tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất rừng sang đất nông nghiệp ở một số địa phương, tốc độ đô thị hóa tăng chóng mặt khiến cho môi trường sống của rùa Trung Bộ bị thu hẹp dần.
Qua khảo sát thực địa, Chương trình bảo tồn rùa châu Á cho rằng huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi có điều kiện sống tốt nhất cho loài rùa Trung Bộ. Đây là địa điểm được ATP chọn làm khu bảo vệ sinh cảnh loài.
![]() |
Rùa Trung Bộ (Mauremys anammensis) là loài rùa đặc hữu quý hiếm từng được phát hiện tại khu vực miền Trung. Ảnh: Trí Tín |
Trung tâm phục hồi quần thể của dự án sẽ tiếp nhận ban đầu khoảng 100 cá thể rùa Trung Bộ quý hiếm đang được chăm sóc tại Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương và một số địa phương trong cả nước. Theo ông Hân, dự án bao gồm các phân khu chức năng được phân định ranh giới để bảo vệ rùa sinh trưởng tốt trong mọi điều kiện nhằm gia tăng số lượng sinh sản trong tự nhiên.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.
