Lầu Năm Góc nhận dạng người từ xa bằng nhịp tim

Nguyên mẫu tia laser Jetson có thể lấy tín hiệu nhịp tim từ khoảng cách 200 mét, thậm chí xuyên qua quần áo.

Trái tim mỗi người là rất khác nhau. Giống như mống mắt hoặc dấu vân tay, dấu hiệu nhịp tim (hay "chữ ký" tim) duy nhất của chúng ta có thể được sử dụng để phân biệt mỗi người với nhau. Điều quan trọng là giờ đây việc phân biệt qua nhịp tim có thể được thực hiện từ xa.

Theo Technology Review, Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ rất quan tâm đến vấn đề này cùng với các kỹ thuật sinh trắc học tầm xa khác bao gồm phân tích dáng đi, xác định ai đó theo cách người đó đi bộ như thế nào. Phương pháp này được cho là đã sử dụng để xác định một tên khủng bố ISIS khét tiếng trước khi quân đội Mỹ tiến hành cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sử dụng dáng đi, khuôn mặt để phân biệt người này với người khác. Chỉ có nhịp tim là duy nhất, và không giống như khuôn mặt hoặc dáng đi, nó không đổi và không thể thay đổi hoặc ngụy trang.

Lầu Năm Góc nhận dạng người từ xa bằng nhịp tim
Thiết bị này phát hiện "chữ ký tim" độc đáo của họ bằng tia laser hồng ngoại có tầm hoạt động ở phạm vi 200 mét.

Phát hiện tầm xa

Một thiết bị mới, được phát triển cho Lầu năm góc theo yêu cầu của Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ, có thể nhận dạng mọi người mà không cần nhìn thấy khuôn mặt. Thay vào đó, nó phát hiện "chữ ký tim" độc đáo của họ bằng tia laser hồng ngoại có tầm hoạt động ở phạm vi 200 mét, (tia laser tốt hơn có thể có phạm vi hoạt động xa hơn).

Cảm biến hồng ngoại tiếp xúc thường được sử dụng để tự động ghi lại huyết áp, nhịp tim bệnh nhân. Chúng hoạt động bằng cách phát hiện những thay đổi trong phản xạ ánh sáng hồng ngoại do lưu lượng máu gây ra. Ngược lại, thiết bị mới, có tên là Jetson, sử dụng một kỹ thuật được gọi là rung động laser để phát hiện chuyển động bề mặt gây ra bởi nhịp tim. Nó hoạt động ngay cả trong trường hợp người cần nhận dạng mặc quần áo thông thường như áo sơ mi và áo khoác mỏng (không áp dụng với quần áo dày như áo khoác mùa đông).

Cách phổ biến nhất để thực hiện nhận dạng sinh trắc học từ xa là nhận dạng khuôn mặt. Nhưng điều này cần góc nhìn tốt như nhìn trực diện vào khuôn mặt,và điều này khó có thể thực hiện được, đặc biệt là từ máy bay không người lái. Nhận dạng khuôn mặt cũng có thể bị nhầm lẫn bởi râu, kính râm hoặc khăn trùm đầu.

"Chữ ký tim" đã được sử dụng cho mục đích an ninh. Công ty Nymi của Canada đã phát triển một cảm biến xung đeo cổ tay để thay thế cho nhận dạng dấu vân tay. Công nghệ này đã được thử nghiệm ở Anh. Jetson mở rộng cách tiếp cận này bằng cách điều chỉnh một thiết bị thường được sử dụng để kiểm tra độ rung từ một khoảng cách trong các cấu trúc như tuabin gió. Đối với Jetson, một gimbal đặc biệt đã được thêm vào để có thể nhắm mục tiêu dù chỉ là một điểm vô hình, kích thước nhỏ như ¼ tia laser. Thiết bị sẽ mất khoảng 30 giây để xử lý thông tin vì vậy hiện tại thiết bị chỉ hoạt động hiệu quả khi đối tượng đang ngồi hoặc đứng.

Tốt hơn so với nhận diện khuôn mặt

Ông Steward Remaly, thuộc Văn phòng hỗ trợ kỹ thuật chống khủng bố của Lầu Năm Góc, cho biết nhóm làm việc của ông đã phát triển các thuật toán có khả năng trích xuất nhịp tim từ các tín hiệu laser. Ông tuyên bố rằng Jetson có thể đạt được độ chính xác trên 95% trong điều kiện tốt và điều này có thể được cải thiện hơn nữa. Trong thực tế, có khả năng Jetson sẽ được sử dụng cùng với nhận dạng khuôn mặt hoặc các phương pháp nhận dạng khác.

Wenyao Xu thuộc Đại học bang New York tại Buffalo cũng đã phát triển một cảm biến tim từ xa, mặc dù nó chỉ hoạt động cách xa tới 20 mét và sử dụng radar. Ông tin rằng phương pháp nhận dạng bằng nhịp tim chính xác hơn nhiều so với nhận dạng khuôn mặt. "So với khuôn mặt, sinh trắc học tim ổn định hơn và có thể đạt độ chính xác hơn 98%", ông nói.

Tuy nhiên, nhận dạng nhịp tim có một hạn chế rõ ràng là cần có một cơ sở dữ liệu về chữ ký tim. Song các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ ở Iraq và Afghanistan thường xuyên thu thập dữ liệu sinh trắc học, vì vậy dữ liệu về tim có thể được thêm vào thư viện đó.

Về lâu dài, công nghệ này có thể được ứng dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, bệnh viện có thể theo dõi tình trạng của bệnh nhân mà không cần phải kết nối họ với máy móc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Microsoft lưu trữ thành công bộ phim Superman vào một miếng kính

Microsoft lưu trữ thành công bộ phim Superman vào một miếng kính

CEO của Microsoft, Satya Nadella, cầm trên tay tương lai của ngành công nghiệp lưu trữ.

Đăng ngày: 07/11/2019
Trung Quốc ra mắt robot phân loại rác

Trung Quốc ra mắt robot phân loại rác

Robot được trang bị công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo, có khả năng phân loại bốn nhóm rác thải khác nhau để tái chế.

Đăng ngày: 07/11/2019
Hệ thống làm mát mô phỏng hệ tuần hoàn có thể thay thế điều hòa

Hệ thống làm mát mô phỏng hệ tuần hoàn có thể thay thế điều hòa

Mạng lưới phức tạp của tĩnh mạnh giúp cơ thể chúng ta làm mát trong cái nóng của mùa hè đã thúc đẩy các kỹ sư thiết kế hệ thống quản lý nhiệt mới có thể ứng dụng để làm mát máy tính, ô tô, máy bay.

Đăng ngày: 06/11/2019
Thiết kế

Thiết kế "ngược đời" của pin lithium-ion mới: sạc nóng ở 60 độ C chỉ 10 phút là đầy

Nhóm nghiên cứu còn đang cố gắng tiến xa một bước nữa, thử xem liệu họ có thể sạc đầy pin chỉ trong 5 phút.

Đăng ngày: 06/11/2019
Thành phố Hà Bắc, Trung Quốc sẽ xây dựng đường hầm tàu đệm từ chỉ để ship hàng

Thành phố Hà Bắc, Trung Quốc sẽ xây dựng đường hầm tàu đệm từ chỉ để ship hàng

Shipper sẽ không phải khổ sở chạy dọc từng khu phố, bối rối với những số nhà chằng chịt.

Đăng ngày: 06/11/2019
Vật liệu mới có khả năng giãn nở theo hệ số 100 khi bị truyền điện

Vật liệu mới có khả năng giãn nở theo hệ số 100 khi bị truyền điện

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một vật liệu mới có khả năng mở rộng hoặc co lại đáng kể khi tiếp xúc với dòng điện yếu.

Đăng ngày: 05/11/2019
Phương pháp mới giúp xác định niên đại của đá

Phương pháp mới giúp xác định niên đại của đá

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra phương pháp mới để xác định niên đại của đá giúp xác định trữ lượng quặng và cải thiện hoạt động thăm dò khoáng sản trên toàn cầu.

Đăng ngày: 05/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News