"Lên dây cót" cho chiến dịch Giờ Trái đất 2017
Từ 20h30 đến 21h30 ngày 25/3/2017, sự kiện Giờ Trái Đất 2017 tại Việt Nam chính thức được bắt đầu với hơn 5.000 thanh thiếu niên và người dân trên địa bàn TP HCM tham gia hưởng ứng.
Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2017 được kỳ vọng sẽ tiếp tục góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức của người dân trong việc tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chiến dịch kêu gọi người dân tắt các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ (từ 20h30 đến 21h30).
Năm 2016, cả nước tắt điện một giờ, tiết kiệm được 451.000kWh.
Năm 2009 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia vào Chiến dịch Giờ Trái đất đã tiết kiệm được 140.000 KWh. Tiếp theo đó, năm 2010 và 2011 chương trình lần lượt tiết kiệm được 500.000 KWh và 400.000 KWh. Năm 2012 tiết kiệm lên tới 546.000 KWh.
Năm 2013 và 2014, Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam đã thu hút sự tham gia của toàn bộ 63 tỉnh, thành phố thể hiện quyết tâm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam về hành động chống biến đổi khí hậu, tiết kiệm điện. Theo thống kê, Giờ Trái đất 2013 Việt Nam tiết kiệm được 401.000 KWh, tiếp tục gia tăng con số này lên 431.000 KWh vào năm 2014.
Riêng năm 2015, tổng số điện năng tiết kiệm được tại lễ tắt đèn ngày 22/3 tại Hà Nội và ngày 28/3, tại các tỉnh, thành phố trên cả nước là 520.000 kWh, tiết kiệm được khoảng 850 triệu đồng. Năm 2016, cả nước tắt điện một giờ, tiết kiệm được 451.000kWh.
Năm 2017 là năm thứ 9 chiến dịch được tổ chức tại Việt Nam, là năm thứ hai trong lộ trình ba năm "thách thức – vượt qua – thay đổi" hướng đến kỉ niệm 10 năm Giờ Trái Đất tại Việt Nam vào năm 2018.
Đặc biệt, trong năm 2017 có sự đồng hành của hai đại sứ chính thức: ca sĩ - diễn viên Isaac và ca sĩ Ái Phương, hứa hẹn sẽ mang đến làn gió mới trẻ trung và đầy nhiệt huyết cho Giờ Trái Đất 2017.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Nga thử nghiệm thành công bom chân không mạnh nhất thế giới
Nga vừa thử nghiệm thành công loại bom chân không mạnh nhất thế giới, quân đội nước này cho biết hôm 11/9, gọi đây là ’’cha của mọi loại bom’’. Loại bom này tạo ra một loại sóng sốc hủy diệt, với sức mạnh tương đương một vụ nổ hạt nhân.

Bảng tuần hoàn hóa học có thêm 4 nguyên tố mới, chu kỳ 7 đã được lấp đầy
Bảng tuần hoàn hóa học đầy đủ - Cùng với việc công nhận nguyên tố 113 là nguyên tố hóa học, IUPAC cũng đã chính thức đưa 3 nguyên tố khác với số hiệu nguyên tử lần lượt là 115, 117 và 118 vào bảng tuần hoàn.
