Lịch sử phát triển của áo dài Việt Nam
Áo dài đã phát triển qua rất nhiều năm tháng và trở thành nét đặc trưng của ngành công nghiệp thời trang Việt Nam, đồng thời là một danh tính chính trị và văn hoá kể từ lúc nó bắt đầu xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn.
Ngày nay, áo dài trở thành một biểu tượng đặc trưng của truyền thống Việt Nam và mặc dù không được chính thức phong làm quốc phục, nó đã trở nên phổ biến ở đất nước này và trên khắp thế giới.
Tìm hiểu về áo dài: Trước thời Nguyễn
Thật ra, không ai biết chắc áo dài bắt đầu hình thành từ đâu, nhưng có một bối cảnh lịch sử ta có thể dựa vào để kết luận. Vài người khẳng định rằng trang phục này lần đầu xuất hiện vào khoảng năm 38 - 42 SCN, và được Hai Bà Trưng mặc trong cuộc kháng chiến chống lại nhà Hán để giành độc lập cho Việt Nam.
Thời nhà Nguyễn: Vua Nguyễn Phúc Khoát
Đa phần mọi người đều đồng ý rằng áo dài Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng những nhà chuyên môn lại khẳng định rằng đến năm 1744 thì áo dài mới bắt đầu đặt dấu ấn của mình lên xã hội Việt Nam. Vào thời gian này, vua Nguyễn Phúc Khoát đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam. Miền bắc được cai quản bởi chúa Trịnh ở Hà Nội, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh, trang phục mang nét tương đồng với người Hán.
Có thể đây là hình ảnh của bộ áo dài đầu tiên. (Source: elle.vn).
Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa. Bộ váy này kết hợp giữa trang phục người Hán và Chămpa. Có thể đây là hình ảnh của bộ áo dài đầu tiên.
Thế kỷ 19: Áo ngũ thân
Thế kỷ 19 là sự phát triển vượt bậc của bộ váy này, bấy giờ được gọi là áo ngũ thân. Nhưng nó khác gì với áo dài ngày nay?
Quần áo chủ yếu mặc vào những năm 1800 có 5 tà. Thiết kế này bao gồm 2 tà ở sau, 2 tà ở trước và một tà váy ẩn dưới tà trước. Đây cũng là bộ váy đầu tiên có xẻ tà ở eo, một trong những điểm đặc biệt trong áo dài hiện đại.
Không giống như những thiết kế sau này, áo ngũ thân ít ôm hơn và cũng ngắn hơn áo dài bây giờ.
Thế kỷ 20: Ảnh hưởng phương Tây
Vào khoảng thập niên 1930, Pháp đô hộ Việt Nam, văn hoá phương Tây bắt đầu xâm lấn các trào lưu thời trang bản địa. Sự cải tiến vượt bậc nhất của áo dài xuất hiện khi một người phụ nữ Hà Nội có tên Cát Tường (hay Le Mur) đem lại rất nhiều thay đổi cho trang phục này, trong đó rất nhiều ý tưởng vẫn còn được giữ lại đến ngày nay.
Sau khi cải tiến, áo dài Việt Nam trở nên gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn. (Source: Life Magazine).
Bà đã thu gọn kích thước áo dài để ôm khít thân hình người phụ nữ Việt Nam, đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ. Nói cách khác, bà khiến nó trở nên gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn.
Sau bốn năm phổ biến, "áo dài le mur" được hoạ sĩ Lê Phổ đã bỏ hết những ảnh hưởng phương Tây và thay thế bằng những chi tiết từ áo tứ thân. Từ thời điểm này đến những năm 1950, phong cách áo dài Việt Nam đã trở nên vô cùng nổi tiếng trong truyền thống nước nhà.
Áo dài bước vào chính trường… một lần nữa
Vào cuối thập niên 50, Mỹ thay Pháp đô hộ Việt Nam, và đây là thời điểm áo dài bưới vào chính trường một lần nữa. Năm 1958, Trần Lệ Xuân, vợ của cố vấn chính trị tổng thống (đồng thời cũng là anh trai) tạo nên đột phá khi mặc bộ váy và mang găng tay cùng với cổ chữ V và tay ngắn. Mặc dù nhiều người ca ngợi vẻ tinh tế trong bộ váy của bà, rất nhiều người chỉ trích rằng bộ váy thiếu thẩm mỹ. Đó cũng là lúc ngôi vị áo dài bị rớt bảng. Thực tế, mẫu thiết kế hiện đại bị chê bai nhiều đến nỗi khiến chính quyền cấm trang phục này khỏi giới tư bản.
Vào cùng khoảng thời gian đó, bộ váy bắt đầu đặt chân đến miền Nam, và nhà thiết kế người Sài Gòn Trần Kim và Dung đã cải tiến chiếc áo một lần nữa bằng cách thêm vào tay áo bà ba. Đây là điểm nổi bật với đường may chéo chạy từ dưới cánh tay lên đến cổ áo. Rất nhiều phụ nữ thích chi tiết này vì nó giúp họ dễ cử động và thoải mái hơn.
Áo dài vẫn tiếp tục đổi thay dưới những hình hài khác nhau.
Tóm lại, áo dài đã được giữ nguyên từ cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 khi áo dài trở nên ôm khít hơn, với cổ áo cao và quần ống loe cho tới tận ngày nay.
Ba sự thật thú vị về áo dài
Màu sắc là biểu tượng
Thông thường, màu sắc vải vóc rất quan trọng vì nó thể hiện địa vị của một người trong xã hội. Những người phụ nữ trẻ thường thích ăn vận màu sắc trong trẻo và tươi mới. Khi cô ấy bắt đầu trưởng thành hơn, họ chuyển sang màu phấn, để tỏ ý rằng mình vẫn chưa lập gia đình. Sau khi cưới, cô ấy có quyền ăn mặc các màu đậm hơn. Còn có những màu cụ thể để dành cho những dịp lễ đặc biệt, ví dụ như lam và tím.
Mặc dù vậy, phụ nữ Việt hiện đại không bị quá gò bó vào những quy tắc này. Áo dài vẫn tiếp tục đổi thay dưới những hình hài khác nhau, với niềm tin rằng nó nên được mặc như thế nào mới chính xác.
Mượt như lụa
Nguyên gốc, trang phục phải được may bằng lụa để đảm bảo sự nhẹ nhàng và ôm vừa vặn thân thể, cũng như tính năng chóng khô khi thấm nước.
Không chỉ dành cho các quý cô
Áo dài còn dành cho đàn ông nữa nếu bạn chưa biết. Mặc dù ngày nay họ chỉ mặc vào những dịp cực kỳ quan trọng như đám cưới, nhưng ta vẫn có thể thấy ở đâu đó, đặc biệt là những thế hệ lớn tuổi.