Lịch sử thế giới cổ đại có khả năng lật nhào?

Các nhà khảo cổ Irkutsk (LB Nga) đang đứng trước ngưỡng cửa của một phát hiện mang tầm cỡ thế giới. Trong khi khai quật một địa điểm gần chiếc cầu đang xây dựng bắc qua sông Angara, họ đã phát hiện đồ tạo tác của người tiền sử, có khả năng làm thay đổi các giả thuyết về Siberia. 

Sơ đồ mô tả địa điểm khai quật.

Một cái chày vừa được tìm thấy hoàn toàn có thể lật nhào các giả thuyết về Lịch sử thế giới. 

Đó là một công cụ cổ xưa được tạo tác bởi người tiền sử có niên đại xấp xỉ 8.000 năm tuổi. Các nhà khoa học cho rằng nó được người xưa dùng để đập nhỏ xương làm thức ăn cho gia súc, làm mềm sợi để đan thành lưới đánh cá. Lại có giả thuyết cho rằng người tiền sử đã dùng chày để giã ngũ cốc.

Nếu sự kiện này được khẳng định thì có nghĩa là các nhà khoa học Irkutsk đã thực hiện được một phát hiện tầm cỡ thế giới.

Mikhail Turov, nhà khảo cổ học nói: "Cho tới nay, chưa có bất cứ một dẫn chứng lịch sử và khảo cổ nào chỉ ra rằng vào thời xa xưa đến như vậy mà đã tồn tại một nền nông nghiệp ở vùng Pribaikal. Trung tâm nông nghiệp cổ nhất vẫn đượi coi là ở vùng núi, với Trung Đông và Kavkaz” .

Điều đáng lưu ý không chỉ ở loại công cụ cổ xưa này mà còn ở chính đất đai ở nơi đây. Phân tích lát cắt địa chất cho thấy rõ ràng rằng nhiều nghìn năm trước Irkutsk là một vùng thảo nguyên. Khi đó nơi đây còn mọc cả những cây sồi, chứng tỏ khí hậu lúc này khá nóng. Sau đó mới là kỷ Băng hà.

Nicolai Saveliev, nhà khảo cổ nói: "Đất nứt ra khỏi băng. Người Siberia cổ đã sống sót trên mảnh đất ấy”.

Xương những con tê giác có lông là những di tích cổ nhất, có niên đại từ 40.000 đến 100.000 năm. Chúng từng là loài vật phổ biến nhất tại vùng Pribaikal. Tầm vóc chúng khá nhỏ nhưng lại rất nguy hiểm.

Nhiều nghìn năm trước vùng đất này có khí hậu khá ấm áp.

Hiện nay các nhà khoa học Irkutsk đang tích cực hợp tác với các chuyên gia Nhật Bản, những người rất chú ý đến phát hiện này và đang thực hiện việc khôi phục lại quần thể các động vật thời cổ đại dựa trên phân tích ADN.

Theo các nhà khảo cổ học Nga, khó khăn hiện nay là dân địa phương ngăn cản hoạt động của họ. Khu dân cư đã có quyết định phải di dời, nhưng người địa phương không cho các nhà khảo cổ đào bới nhà cửa, vườn tược của họ.

Nguồn: Rian.ru

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News