Liên Hợp Quốc kêu gọi thế giới cứu ong
Cơ quan Môi trường Liên Hợp Quốc cảnh báo số lượng ong trên toàn thế giới đang giảm với tốc độ đáng báo động, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cứu các loài ong bởi chúng rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất lương thực.
Số lượng ong tại nhiều vùng ở bán cầu bắc giảm tới 85% trong vài năm qua.
Một báo cáo của Cơ quan Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho thấy số lượng các loài ong đang giảm nhanh bởi sự tấn công của các loài côn trùng có hại và ô nhiễm môi trường. Ở nhiều nơi thuộc bán cầu bắc, số lượng ong giảm tới 85% bởi hàng loạt yếu tố - như tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan, sự tấn công của một loại ký sinh trùng chỉ bé bằng đầu kim, quản lý kém ở nông thôn, sự suy giảm của các loài thực vật có hoa và số người làm nghề nuôi ong, AFP cho hay.
"100 loại cây lương thực trên thế giới cung cấp tới 90% sản lượng lương thực cho thế giới. Hơn 70 trong số 100 loài cây đó được thụ phấn bởi ong", Achim Steiner, giám đốc UNEP, phát biểu.
Các loài động vật thụ phấn, trong đó có ong, đóng góp cho nền kinh tế thế giới 212 tỷ USD, hay 9,5% tổng giá trị lương thực mà loài người sản xuất, mỗi năm.
Peter Neumann, một nhà khoa học làm việc cho Liên Hợp Quốc, nói rằng trong mấy năm gần đây số lượng tổ ong mật giảm 10 tới 30% tại châu Âu, 30% tại Mỹ và tới 85% tại Trung Đông.
Giới khoa học vẫn chưa định lượng được tác động của tình trạng suy giảm ong đối với mùa màng. Dẫn một nghiên cứu tại Anh, UNEP cho rằng chỉ riêng những con ong mật mà con người nuôi đã tạo ra sản lượng lương thực trị giá từ 22,8 tới 57 tỷ euro mỗi năm. Sản lượng một số loại trái cây và hạt sẽ giảm tới 90% nếu không có ong.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
