Liên minh châu Âu và Israel thúc đẩy hợp tác khoa học

Nguồn tin từ Liên minh châu Âu (EU) cho biết ngày 8/6, tại Jerusalem, Israel và EU đã ký hiệp định hợp tác khoa học mang tên "Chân trời 2020".

Văn kiện được ký trước sự chứng kiến của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso đang ở thăm chính thức Israel và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cho phép Israel tham gia chương trình nghiên cứu khoa học và đổi mới của EU giai đoạn 2014-2020.

Chương trình "Chân trời 2020" có ngân sách khoảng 80 tỷ euro dành để tài trợ các dự án nghiên cứu khoa học và đổi mới của EU.


Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso à Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chứng kiến lễ ký. (Ảnh: Times of Israel)

Phát biểu tại lễ ký, Chủ tịch EC Barroso nhấn mạnh Israel đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động nghiên cứu và đổi mới, là một đối tác quan trọng của EU nhằm đối phó với những thách thức xã hội chung như sự già hóa dân số, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, sản xuất năng lượng sạch và tăng sức cạnh tranh cho công nghiệp.

Chương trình "Chân trời 2020" tạo cơ hội cho Israel và EU tăng cường hợp tác. Theo hiệp định này, Israel là quốc gia duy nhất ngoài EU tham gia chương trình bình đẳng như tất cả các quốc gia thành viên EU.

Các cuộc đàm phán về hiệp định diễn ra khó khăn khi EU loại việc hợp tác với các thể chế và doanh nghiệp Israel có hoạt động tại Bờ Tây và Đông Jerusalem bị chiếm đóng từ năm 1967, còn phía Israel bác bỏ tất cả mọi tài liệu tham khảo nói về việc chiếm đóng này.

Hai bên mới đạt được thỏa hiệp vào tháng 11 năm ngoái với cam kết tuân thủ hoàn toàn mọi yêu cầu pháp lý và tài chính của EU cũng như sự nhạy cảm chính trị của Israel.

Thông qua chương trình "Chân trời 2020", các công ty công nghệ cao và các viện nghiên cứu của Israel được hưởng khoảng 1,4 tỷ euro hỗ trợ của EU trong vòng 7 năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News